+Aa-
    Zalo

    Hà Nội: Bí ẩn giữa mùa đông, nền nhà bốc hơi nóng bỏng chân

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Một gia đình tại Long Biên (Hà Nội) vô cùng hốt hoảng khi phát hiện khí nóng bốc lên từ nền nhà dù đang sống giữa mùa đông.

    (ĐSPL) – Một gia đình tại Long Biên (Hà Nội) vô cùng hốt hoảng khi phát hiện khí nóng bốc lên từ nền nhà dù đang sống giữa mùa đông.

    Tin tức chúng tôi nhận được, anh Nguyễn Huy P. – một người dân ở tổ 36, phố Bắc Cầu (phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, TP Hà Nội) cho biết, gia đình mình phát hiện nền nhà bốc hơi nóng một cách vô cùng kỳ lạ.

    Theo đó, đầu tháng 12, mẹ anh P. đi đến khu vực chân cầu thang ngôi nhà thì phát hiện nền nhà nóng ran một cách bất thường. Nền nhà được mẹ anh P. miêu tả có thể làm bỏng cả chân khiến bà hốt hoảng thông báo cho các con.

    Anh P. dùng khoan đào khu vực phát hiện khí nóng.

    Thấy hiện tượng lạ, gia đình anh P. liền đặt quả trứng vào khu vực xuất hiện khí nóng rồi dùng bút thử điện. Lúc đầu phát hiện thấy có điện, tuy nhiên chỉ vài phút thì lại không thấy hiện tượng này nữa nên rất lạ lùng.

    Sau đó gia đình dùng lá tươi đặt lên khu vực xuất hiện khí nóng, chỉ bỗng chốc lá đã bị héo.

    Gia đình anh P. sau đó đã báo cáo sự việc cho chính quyền địa phương.

    Ông Nguyễn Quốc Văn - Chủ tịch UBND phường Ngọc Thụy cho biết, tiếp nhận thông tin, lãnh đạo phường cùng các cán bộ chức năng liên quan đã đến hiện trường. Tuy nhiên khi kiểm tra lại không phát hiện hiện tượng gì về điện mặc dù nền nhà vẫn nóng ran.

    Nhận định về sự việc, ban chỉ huy quân sự quận Long Biên khẳng định không phải là bom mìn. Phía công ty điện lực cũng cử nhân viên đến ngôi nhà nói trên để cắt điện và kiểm tra nguồn điện.

    Anh P. phát hiện có điện bị chập dưới nền đất.

    Không yên tâm về sự việc, gia đình anh P. sau đó đã dùng khoan tiến hành khoan đúng khu vực đang phát ra khí nóng. Khi nền nhà bật lên, anh P. vẫn không phát hiện có điêu gì lạ. Đào tiếp khoảng 50cm vẫn thấy nóng ran nhưng xuống sâu hơn thì thấy lạnh dần.

    Người nhà anh P. cho hay, khi đào đến lớp sắt dưới móng nhà, gia đình liền lấy bút thử điện để thử nhưng không phát hiện gì. Sau đó phá nền rộng hơn rồi bật tất cả các thiết bị điện lên và tiếp tục thử lại điện qua sắt dưới nền thì ngạc nhiên thấy có điện.

    Anh P. nhận định, có thể việc phát ra hơi nóng do bị chập điện và ảnh hưởng ngầm bên trong.

    Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng, sản xuất, truyền tải, phân phối, kinh doanh điện và sử dụng điện để sản xuất có trách nhiệm:          

    1. Trang bị đầy đủ các tài liệu về quy phạm, tiêu chuẩn an toàn điện, biên soạn, ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy trình, quy tắc, nội quy về an toàn điện áp dụng trong phạm vi cơ quan, doanh nghiệp trên cơ sở tiêu chuẩn, quy phạm pháp luật hiện hành của nhà nước.

    2. Trang thiết bị điện phải có hồ sơ, lý lịch, tài liệu kỹ thuật liên quan, được quản lý chặt chẽ, cập nhật đầy đủ. Tại các vị trí vận hành phải trang bị đầy đủ các quy trình vận hành thiết bị, quy trình xử lý sự cố, quy trình an toàn thuộc các chuyên ngành liên quan, sơ đồ lưới điện, nội quy phòng cháy, chữa cháy, sổ nhật ký vận hành, dụng cụ, trang bị bảo hộ lao động cá nhân và các dụng cụ phương tiện khác theo quy định.

    3. Bố trí cán bộ, sử dụng lao động làm công việc về điện phải đảm bảo đủ các điều kiện sau:

    a) Có đủ tuổi đời theo quy định của luật pháp, có sức khoẻ, không mắc các bệnh về thần kinh, tim mạch;

    b) Được đào tạo về chuyên môn, kỹ thuật đúng yêu cầu ngành nghề;

    c) Được huấn luyện về an toàn điện, sát hạch đạt yêu cầu, được cấp thẻ an toàn theo quy định hiện hành.

    4. Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ, chính sách của nhà nước về bảo hộ lao động, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động. Phải đảm bảo các điều kiện làm việc, dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động làm việc an toàn khi tiếp xúc với điện.

    5. Thực hiện chế độ kiểm tra việc chấp hành quy trình, quy phạm về an toàn điện; phát hiện và khắc phục kịp thời những thiếu sót tồn tại trong đơn vị.

    6. Thực hiện đúng chế độ bảo dưỡng, duy tu, nâng cấp chất lượng, đảm bảo điều kiện an toàn vận hành thiết bị.

    7. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nhằm nâng cao hệ số an toàn của quá trình sản xuất.

    8. Khi xẩy ra sự cố, tai nạn về điện phải nhanh chóng áp dụng các biện pháp cần thiết để cấp cứu người bị nạn, giảm nhẹ thiệt hại và phải tổ chức điều tra phân tích nguyên nhân, kiểm điểm, xác định trách nhiệm, tìm ra những nguyờn nhõn chủ quan, xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn sự cố, tai nạn tái diễn.

    9. Thực hiện việc thống kê theo dõi, báo cáo về sự cố, tai nạn điện theo quy định.

    10. Tổ chức hoặc tham gia tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về công tác an toàn điện.

    Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ha-noi-bi-an-giua-mua-dong-nen-nha-boc-hoi-nong-bong-chan-a172745.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan