+Aa-
    Zalo

    Gỡ rối cho doanh nghiệp trong việc thi hành án dân sự

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Hầu hết các doanh nghiệp cùng bày tỏ mong muốn hoàn thiện hơn nữa dự thảo sửa đổi luật, tạo hành lang pháp lý thông thoáng, rõ ràng, thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.

    (ĐSPL) - Sáng 26/2, Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) phối hợp cùng Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội thảo “Luật thi hành án dân sự - Từ góc nhìn doanh nghiệp”. Hội thảo hướng đến phân tích sự cần thiết, những điểm mới, vai trò của Dự thảo 4 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự số 26/2008/QH12.
    Phát biểu tại Hội thảo, hầu hết phía các doanh nghiệp đều chung quan điểm: Khi tổ chức thi hành án, các vấn đề tranh chấp dân sự thường diễn biến phức tạp trong nhiều giai đoạn, có những bản án kéo dài hàng chục năm gây bức xúc, tốn kém, mất lòng tin của doanh nghiệp vào hệ thống pháp luật.
    Điều này còn ảnh hưởng đến trật tự xã hội, gây tâm lý lo lắng và thiếu an toàn cho doanh nghiệp. Không ít cá nhân, doanh nghiệp bị xử đồng phạm. Án dân sự bị hình sự hóa gây không ít khó khăn và rủi ro.
     Hội thảo “Luật thi hành án dân sự - Từ góc nhìn doanh nghiệp”.
    Ngay trong kết quả cuộc khảo sát nhỏ mà VCCI lấy ý kiến các doanh nghiệp, cũng thể hiện rõ những vướng mắc này mà đa phần doanh nghiệp gặp phải khi đối mặt với thi hành án dân sự.
    Trong số 15 doanh nghiệp khi được hỏi, có tới 7 doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình xác minh tài sản, kê biên, bán tài sản; thủ tục thi hành án phức tạp; 7 doanh nghiệp thấy bản án khó thi hành. Và 3/15 doanh nghiệp nếu gặp vụ việc tương tự sẽ không khởi kiện nữa.
    Tham gia hội thảo, đa phần doanh nghiệp đều bày tỏ mong muốn dự thảo luật sửa đổi sẽ hoàn thiện hơn hoạt động thẩm định giá và đấu giá tài sản; thi hành phán quyết trọng tài; bảo đảm quyền lợi của doanh nghiệp trong Luật thi hành án dân sự.
    Đóng góp ý kiến vào việc sửa đổi, bổ sung Luật Thi hành án dân sự, có ý kiến cho rằng, cần phải quy định mở rộng về quyền của Luật sư tham gia giai đoạn thi hành án dân sự; cần có chế tài buộc trách nhiệm của chấp hành viên về vấn đề thời hạn thi hành án, thủ tục thi hành án; tăng cường vai trò của Viện kiểm sát trong hoạt động thi hành án, sự quản lý, phối hợp của chính quyền địa phương và các cơ quan hữu quan trong thi hành án…
    Dự thảo Luật dự kiến sửa đổi bổ sung 85 điều, gồm sửa đổi, bổ sung 74 điều, khoản; bổ sung mới 10 điều, khoản; bãi bỏ 1 điều, khoản.
    Trước đó, Dự thảo 4 đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Bộ Tư pháp tổ chức lấy ý kiến bằng văn bản của các Bộ, ngành Trung ương, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh, đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ để lấy ý kiến rộng rãi. Ngày 17/02/2014, Dự án Luật đã được Hội đồng thẩm định. Bộ Tư pháp đã phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Hội đồng thẩm định, chỉnh lý Dự án luật cho hiệu quả, đáp ứng được mong mỏi của người dân.
    Hội thảo có sự tham gia của ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI; ông Đinh Trung Tụng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; ông Nguyễn Thanh Thủy, Tổng cục Thi hành án dân sự, TS kinh tế Lê Đăng Doanh cùng những đại diện thuộc các doanh nghiệp như ngân hàng PVCombank, công ty Ready Mix, Công ty thẩm định giá Đông Nam Á...
    Việt Hương
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/go-roi-cho-doanh-nghiep-trong-viec-thi-hanh-an-dan-su-a23182.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Lật tẩy chiêu lừa thanh toán tiền hộ

    Lật tẩy chiêu lừa thanh toán tiền hộ

    Một đối tượng đã tự lập hóa đơn rồi nhờ một nam sinh vào siêu thị thanh toán với điều kiện để lại chiếc điện thoại làm tin. Hành vi này sau đó đã bị lật tẩy.rn