+Aa-
    Zalo

    Giun bám chặt dạ dày vì món Nhật phổ biến ở Việt Nam: Ăn thế nào cho an toàn?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Nếu đây là món ăn khoái khẩu của bạn, hãy coi chừng vì theo cảnh báo của các chuyên gia Anh, bạn có nguy cơ nhiễm giun ký sinh ở đường tiêu hóa.

    Nếu đây là món ăn khoái khẩu của bạn, hãy coi chừng vì theo cảnh báo của các chuyên gia Anh, bạn có nguy cơ nhiễm giun ký sinh ở đường tiêu hóa.

    Nhiễm ấu trùng giun vì ăn sushi

    Ngày nay, sushi đã trở thành một món ăn phổ biến ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên một nghiên cứu mới đây trên tạp chí BMJ Case Reports, Anh Quốc, cảnh báo các trường hợp nhiễm giun Anisaki, một loại giun ký sinh được tìm thấy trong sushi ngày càng gia tăng.

    Trong một số ít trường hợp, nhiễm giun có thể gây tử vong. Hầu hết các trường hợp được báo cáo đều xảy ra ở Nhật Bản, nơi mà việc ăn cá sống đã trở thành văn hóa ẩm thực. Nhưng bệnh cũng đang được phát hiện ngày càng nhiều ở các nước phương Tây, nghiên cứu cho biết thêm.

    Gần đây nhất là trường hợp một người đàn ông 32 tuổi người Bồ Đào Nha bị đau dạ dày, nôn mửa, và sốt kéo dài hàng tuần sau khi ăn sushi. Kết quả nội soi cho thấy rất nhiều ấu trùng giun Anisaki bám chặt vào thành dạ dày của người đàn ông này khiến dạ dày bị viêm và sưng.

    Giun bám chặt dạ dày vì món Nhật phổ biến ở Việt Nam: Ăn thế nào cho an toàn? - Ảnh 1.


    Ngay sau khi các ấu trùng giun được các bác sĩ lấy ra bằng một loại lưới đặc biệt, các triệu chứng trên nhanh chóng biến mất.

    Tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Joana Carmo, tiết lộ 90% trường hợp nhiễm giun được phát hiện ở Nhật Bản và bệnh này vẫn được xem là hiếm ở các nước châu Âu ngoại trừ các quốc gia vùng Scandinavi do thói quen tiêu thụ gan cá.

    Tuy nhiên một nghiên cứu khác cho thấy rằng Anisakis đã được tìm thấy trong 39,4% cá thu tươi được kiểm tra từ các thị trường cá khác nhau ở Granada, Tây Ban Nha.

    Anisaki là một loại giun tròn thường ký sinh trong xoang bụng của các loài cá như cá thu, cá hồi, cá trích – đây đều là nguyên liệu chính được sử dụng cho món sushi. Các ấu trùng giun Anisakis có chiều dài từ 5 đến 20 milimet.

    Loài giun này phân bố khá rộng rãi ở khắp nơi trên thế giới. Nếu bị nhiễm giun, cơ thể ngay lập tức có những triệu chứng như đau bụng nghiêm trọng, buồn nôn hay ói mửa và tiêu chảy.

    Ăn sushi như thế nào để không bị nhiễm giun?

    Tiến sĩ Carmo nói rằng các đầu bếp sushi được huấn luyện đúng cách có thể phát hiện ấu trùng giun trong ruột - vì chúng có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên cách duy nhất để tránh nhiễm ký sinh trùng và vi khuẩn là ăn cá khi đã được nấu chín.

    Cách nấu ăn:

    Nấu hải sản đến nhiệt độ bên trong ít nhất là 60-70 độ C.

    Cá đông lạnh:

    • Ở -20 độ C hoặc thấp hơn trong 7 ngày (tổng thời gian), hoặc

    • Ở nhiệt độ -20 độ C trở xuống cho đến khi cá ở thể rắn và lưu trữ ở mức -35 C hoặc dưới 15 giờ, hoặc

    • Ở nhiệt độ -35 độ C trở xuống cho đến khi cá ơ thể rắn và bảo quản ở nhiệt độ -20 C hoặc dưới 24 giờ.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/giun-bam-chat-da-day-vi-mon-nhat-pho-bien-o-viet-nam-an-the-nao-cho-an-toan-a191317.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan