"Vào sáng 17/8, máy bay An-30 đã bất ngờ bị các tiêm kích Mỹ tiếp cận ở độ cao 6.700m trên không phận Syria. Các phi công của Nga sau đó đã hành xử chuyên nghiệp, đồng thời áp dụng biện pháp tránh va chạm kịp thời", Đại tá Oleg Ignasyuk, đại diện lực lượng Nga ở Syria cho biết.
Cùng ngày, phía Nga cũng tố 6 tiêm kích F-15, 2 tiêm kích Eurofighter Typhoon, 4 tiêm kích F/A-18 và 6 cường kích A-10 Thunderbolt "xâm phạm không phận Syria". Các tiêm kích này thuộc về liên quân do Mỹ dẫn đầu. Washington hiện chưa đưa ra bình luận chính thức về các thông tin kể trên.
Hồi tháng 6 năm nay, Bộ Quốc phòng Nga cũng cáo buộc các UAV trinh sát MQ-9 Reaper của Mỹ tiếp cận tiêm kích Su-35 của nước này ở một khoảng cách nguy hiểm. Vụ việc xảy ra ở gần làng Es-Sukhna, thuộc tỉnh Homs, miền trung Syria.
Truyền thông Nga cho biết, Moscow triển khai lực lượng tới Syria từ năm 2015 nhằm hỗ trợ chính phủ nước này chống lại các lực lượng nổi dây. Trong khi đó, Mỹ đang duy trì khoảng 900 binh sĩ ở Syria, và Washington cũng thường xuyên điều động các binh sĩ từ những nơi khác ra và vào Syria để thực hiện nhiệm vụ tấn công IS.
Hiện hải quân Mỹ đang sử dụng chủ yếu là tiêm kích hạm hạng nặng F/A-18 thuộc phiên bản E/F Super Hornet. F/A-18E/F Super Hornet được phát triển từ tiêm kích hạm nổi tiếng F/A-18 Hornet. Chúng được đưa vào trang bị trong không quân hải quân Mỹ vào năm 1999 nhằm thay thế cho chiếc máy bay F-14 Tomcat. F/A-18 Super Hornet được tihết kế với hai phiên bản, phiên bản E một chỗ ngồi và F hai chỗ ngồi.
Những thay đổi về cấu trúc làm cho máy bay lớn hơn, tầm bay xa hơn, mang nhiều vũ khí hơn và có khả năng thực hiện đa nhiệm vụ với khả năng tàng hình nhẹ, nhằm né tránh bị phòng không đối phương truy sát. Đây được coi là loại tiêm kích hạm mạnh nhất của Mỹ.
Việc trang bị radar mạnh hơn, kho vũ khí đa dạng hơn, và trải qua những lần thực chiến, F/A-18E/F Super Hornet được coi là máy bay thế hệ thứ 4,5 thành công nhất thế giới. Nó cũng là máy bay tiêm kích hạm có khả năng trang bị nhiều vũ khí và tầm bay xa nhất.
Điểm độc đáo là hệ thống hệ thống tiếp nhiên liệu trên không (ARS) vừa giúp chúng có khả năng nhận nhiên liệu từ máy bay tiếp dầu, đồng thời chúng cũng sẽ biến mình thành máy bay tiếp dầu để tiếp dầu cho máy bay khác khi cần thiết.