+Aa-
    Zalo

    Giống khoai tây không ra củ mà.. ra quả nặng đến 4kg

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Giống khoai tây có củ trong lòng đất là chuyện "thường ngày ở huyện", hiện còn có giống khoai tây lạ mọc thành quả được gọi với cái tên khoai tây dây leo

    (ĐSPL) -  Giống khoai tây có củ trong lòng đất là chuyện "thường ngày ở huyện", hiện còn có giống khoai tây lạ mọc thành quả được gọi với cái tên khoai tây dây leo, khoai tây không khí hay khoai trời.

    Khoai tây không khí hay còn gọi là khoai tây dây leo là một thành viên của gia đình khoai mỡ có nguồn gốc ở Châu Á và Châu Phi cận sa mạc Sahara.

    Tin tức trên báo Dân Việt, theo nghiên cứu gần đây nhất của các nhà khoa học, giống khoai tây không khí này có nguồn gốc từ Trung Quốc.


    Những năm 1905, giống khoai này được gửi đến Florida (Mỹ) để nghiên cứu như là một cây thuốc và bây giờ nó có thể được tìm thấy ở nhiều nơi trên khắp Florida, Louisiana, Mississippi, Texas, Hawaii, Puerto Rico và ngay cả ở Việt Nam.

    Giống khoai này giống như một loài khoai dại. Nhìn bề ngoài, chúng có hình dáng khá giống với khoai tây Đà Lạt. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ sẽ thấy lớp vỏ bên ngoài của giống khoai này khá cứng, có thể lột ra được, sau đó đến lớp da có màu xanh và gọt lớp màu xanh đó thì có thể sử dụng được.

    Ngoài ra, nhiều người còn truyền miệng nếu hái trái khoai này và để ở chỗ mát một thời gian lâu thì khi nấu, ăn rất dẻo, khoai cũng có mùi vị riêng. Tuy nhiên, khi chưa biết rõ cách sử dụng và đặc tính của chúng thì các nhà khoa học khuyến cáo bạn không nên sử dụng chúng một cách tùy tiện.


    Ở Việt Nam, giống khoai này xuất hiện nhiều nhánh ở bìa rừng các vùng đất bazan. Để nhận biết loại khoai này rất dễ, với lớp vỏ bên ngoài củ khoai có thể bóc ra. và bên trong lớp vỏ xanh có nhớt. Khoai tây không khí có củ to đến 2kg, 3kg thậm chí 4kg.

    Khoai tây không khí có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau, chúng thường xuyên xuất hiện ở đất rừng, là giống cây thân leo cao và tán cây nhanh chóng trưởng thành. Một cây cho rất nhiều củ, chúng có thể phát triển nhanh chóng. Các cây mới có thể nảy mầm từ những củ rất nhỏ hay thậm chí là những củ đặt sát mặt đất.

    Viết chú thích ảnh ở đây.

    Khoai tây dây leo hiếm khi ra hoa, các củ mọc dọc theo thân leo và thường ra quả vào mùa thu và mùa đông. Loại khoai tây này có thể phát triển rất nhanh chóng, khoảng trên 20cm mỗi ngày. Mỗi cây có thể leo chiều dài tối đa tới 30 mét.

    Không chỉ có giống khoai tây dạng dưa leo, loại dưa chuột hình dáng khoai tây cũng được nhiều cửa hàng bán hạt giống ở Hà Nội rao bán 10.000 đồng/hạt - một mức giá không hề "mềm" song giống dưa chuột khoai tây độc lạ đang cực kỳ hút khách. Theo các trang rao bán hạt giống dưa chuột cực lạ này có nguồn gốc từ Ấn Độ sau đó được nhân giống trồng ở nhiều nước trên thế giới. Mặc dù thuộc giống dưa nhưng hình dáng của quả lại như... củ khoai tây, theo Kiến Thức.

    Hay như trường hợp, lai tạo giống cà chua và khoai tây với nhau để tạo ra một loại cây cho cùng lúc hai loại này, đó là kết quả của đề tài khoa học "Tạo cây ghép giữa cà chua và khoai tây".

    Giống cây này được anh Paul Hansord, Giám đốc Công ty Thompson & Morgan (Anh) tạo ra bằng kỹ thuật ghép cành. Cà chua và khoai tây cùng một họ có tên khoa học là Solanaceae nên rất tương thích cho việc cấy ghép. Việc ghép hai loại này với nhau đã được các nhà khoa học Anh tiến hành trong nhiều thập kỷ tại một số vườn ươm, nhưng Thompson & Morgan lần đầu tiên cho ra sản phẩm mang tính thương mại.

    TomTato tại Việt Nam.

    Đầu năm nay, giống cây TomTato đã được bày bán rộng rãi tại Anh và New Zealand với giá hơn 20USD/cây. Giống khoai tây đặc biệt này ăn khá ngon, có thể luộc, rán… Còn cà chua thì ngọt hơn các loại cà chua thông thường. Trong tương lai, TomTato sẽ được nhân rộng ra nhiều nước do tính năng cho năng suất cao, sống trong diện tích hẹp. Mấy năm trước, một nhà tù ở Kenya cũng cho ra đời loại cây lai này, nông dân địa phương đang được sở hữu kỹ thuật cấy ghép. Quản lý nhà tù cho biết, giống cây giúp địa phương tiết kiệm đất, thời gian, sức lao động trong khi sản phẩm làm ra có chất lượng rất tốt.

    Hiện nay, mỗi năm Công ty Thompson & Morgan cho ra đời khoảng 34.000 cây lai. Paul Hansord đã ấp ủ ý tưởng trong 15 năm, thực hành thí nghiệm trong 3 năm để có kết quả ngày hôm nay. "Khá khó khăn để có được TomTato, vì phải chọn thân cây cà chua và gốc khoai tây có đường kính giống nhau, kỹ năng ghép phải rất tinh vi và khéo léo. Lúc đầu chúng được gắn với nhau bằng cái kẹp, khi cây lớn hơn, kẹp được tháo ra để cho vào một cái chậu giúp cây phát triển bình thường”.

    Tại Việt Nam, sau hai năm miệt mài nghiên cứu, từ việc ghép ngọn cây cà chua trên gốc cây khoai tây, kỹ sư công nghệ sinh học Nguyễn Thị Trang Nhã cũng cho ra đời giống cây cà chua- khoai tây độc đáo. Để có được một cây TomTato thích mắt như trên, cần có cây cà chua và khoai tây giống. Sau đó tiến hành cắt ghép ngọn cà chua với gốc khoai tây. Chú ý dùng lưỡi dao sắc, cắt vát nhọn và dẹt phần ngọn cà chua, sau đó xẻ đôi thân khoai tây và ghép chúng lại với nhau. Phần quấn quanh chỗ ghép cần quấn vừa khít không nên chặt quá. Nên gắn thêm một vật thẳng, cứng ở chỗ ghép để thân cà chua và cây khoai tây tạo thành một đường thẳng.

    AN NHIÊN (Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/giong-khoai-tay-khong-ra-cu-ma-ra-qua-nang-den-4kg-a118792.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.