+Aa-
    Zalo

    Giảng viên ngành Logistics ở Việt Nam được bổ sung kỹ năng quốc tế

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Tại lễ tổng kết, 25 học viên - giảng viên từ các trường nghề đã chia sẻ những dự án, ý tưởng áp dụng những kiến thức được học từ các chuyên gia quốc tế triển khai trong t

    Đại sứ quán Australia tại Việt Nam, Chương trình Úc cùng Việt Nam phát triển nguồn nhân lực (Aus4Skills), Trường ĐH Queensland (QUT) cùng một số đơn vị vừa phối hợp tổ chức lễ tổng kết Khóa học Ngắn hạn Chương trình Học bổng Chính phủ Australia: Đào tạo Kỹ năng Quốc tế (IST) cho Giảng viên ngành Logistics ở Việt Nam

    Theo chuyên gia quốc tế đứng lớp – bà Lou De Castro Myles và bà Rosalie Culnane, khóa học đào tạo giảng viên được tiến hành theo phương pháp dựa trên năng lực, trong đó có lồng ghép các Tiêu chuẩn Nghề (OS) và các Tiêu chuẩn Kỹ năng Nghề (OSS) các ngành ưu tiên trong lĩnh vực logistics.

    Tại lễ tổng kết, 25 học viên - giảng viên từ các trường nghề đã chia sẻ những dự án, ý tưởng áp dụng những kiến thức được học từ các chuyên gia quốc tế triển khai trong thực tế công tác. Các học viên đã tiếp cận tiêu chuẩn nghề logistics, đánh giá SV theo hướng tiếp cận năng lực; chia sẻ cho đồng nghiệp; xây dựng các bài giảng phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học; đưa SV xuống các doanh nghiệp thực tập, học thực tế với doanh nghiệp; kết hợp với doanh nghiệp đào tạo đến từng mô đun… 

    Bà Petrina Lawson (bìa phải) - Phó tổng Lãnh sự Australia tại TPHCM - trao chứng chỉ hoàn thành khóa học cho học viên Nguyễn Khắc Phục, Hội Người khuyết tật tỉnh Tiền Giang

    Giảng viên Đặng Thị Uyên Phương (Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức) cho biết, sau khóa học chị đã triển khai dự án “Lập kế hoạch chia sẻ kiến thức thực tế từ mô hình đào tạo kép ngành Logistics” nhằm chia sẻ kiến thức, kỹ năng, thái độ từ mô hình đào tạo kép với Công ty TNHH Phát triển Nguồn nhân lực Tân Cảng – STC.

    Bản kế hoạch đã được lãnh đạo khoa, trường thông qua. Hội thảo đã được tổ chức với 5 nhóm sinh viên. Nhiều sinh viên phản hồi hội thảo đã giúp họ hiểu rõ hơn nội dung lý thuyết đã học được ở trường, có thêm kiến thức thực tế tại doanh nghiệp, hiểu rõ hơn về môi trường làm việc tại doanh nghiệp. Sinh viên hài lòng về nội dung thuyết trình của nhóm SV tham gia hoạt động đào tạo kép.

    Còn giảng viên Trịnh Ngọc Thu Hà – Trưởng khoa kinh tế trường CĐ Hàng hải 1 -chia sẻ chị đã đổi mới tiếp cận đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực.Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn tại trường, chị phổ biến cho đồng nghiệp trong khoa. Hiện có một khóa học do chị xây dựng được doanh nghiệp đặt hàng – khóa học về Quản lý an toàn hàng hóa nguy hiểm đường bộ. Dự định cuối năm 2019 sẽ triển khai khóa học này.

    Theo các chuyên gia, sau khi kết thúc khóa học, các giảng viên trường nghề Việt Nam đã có thể mô tả được các yếu tố cơ bản trong thiết kế, thực hiện và đánh giá đào tạo; Lên kế hoạch, chuẩn bị, và triển khai thực hiện các buổi đào tạo cho các nhóm/lớp; Xác định được các mô hình đào tạo khác nhau phù hợp với đào tạo các ngành ưu tiên trong lĩnh vực logistics; Mô tả được các biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo bình đẳng giới, khuyết tật và hòa nhập được lồng ghép vào trong thiết kế và thực hiện các mô-đun đào tạo.

    Các học viên chụp ảnh cùng Phó Tổng Lãnh sự Australia và các giảng viên ĐH Công nghệ Queensland

    Học viên đặc biệt nhất khóa học - Anh Nguyễn Khắc Phục, một người điếc thuộc Hội Người khuyết tật tỉnh Tiền Giang – cũng đã rất tự tin trình bày về những áp dụng thực tế của bản thân. Được sự hỗ trợ của Aus4Skills với hai người phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu suốt thời gian học tập, sau khóa học, anh Phục đã có kiến thức sâu về logistics. Anh đã tìm cách nhân rộng những kiến thức minh đã học theo cách riêng: Đề xuất với ban lãnh đạo Trung tâm người khuyết tật tỉnh Tiền Giang xin mở các lớp về logistics cho người điếc và đã lên kế hoạch về buổi chia sẻ với cộng đồng người điếc tại Tiền Giang. Trong tương lai, anh Phục sẽ xây dựng kế hoạch ngành Logistics cho người khuyết tật nói chung, tập trung vào nội dung an toàn lao động cho người khuyết tật.

    Lắng nghe các bài thuyết trình của học viên khóa học, bà Petrina Lowson - Phó Tổng lãnh sự Úc tại TPHCM – bày tỏ: Tôi rất tâm đắc với những gì học viên áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế. Chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng một đội ngũ giảng viên Việt Nam có đủ năng lực, đáp ứng được nhu cầu nhân lực cho ngành logisstics, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.Việc xây dựng các khóa học như thế này thể hiện sự cam kết hỗ trợ của Australia với Việt Nam, là một trong những biểu tượng cho mối quan hệ bền chặt giữa hai quốc gia.

    Mỹ Linh

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/giang-vien-nganh-logistics-o-viet-nam-duoc-bo-sung-ky-nang-quoc-te-a295390.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan