+Aa-
    Zalo

    Giám đốc Trung tâm chống độc: Người dân đến khám đã có biểu hiện trúng độc thủy ngân

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, GĐ TT chống độc của BV Bạch Mai ghi nhận có 12 người đến khám với các triệu chứng nghi nhiễm độc thủy ngân.

    Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, GĐ TT chống độc của BV Bạch Mai ghi nhận có 12 người đến khám với các triệu chứng nghi nhiễm độc thủy ngân.

    [presscloud]11929[/presscloud]

    Liên quan đến vụ cháy tại Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông, trao đổi với PV Trí thức trẻ, lãnh đạo Trung tâm Y tế quận Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết: Sau vụ cháy, đơn vị đã cử cán bộ đến từng hộ dân để thăm hỏi và khảo sát về sức khỏe.

    Đến nay, vẫn chưa ghi nhận trường hợp nào bị ảnh hưởng đến sức khỏe do ảnh hưởng của vụ cháy nhà máy Rạng Đông.

    Tuy nhiên, theo Vietnamnet, chiều ngày 30/8, trong cuộc họp báo tại Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc đã ghi nhận 10 phóng viên và 2 người dân đến khám với các triệu chứng ban đầu là chóng mặt, đau đầu, chóng mặt, nghi nhiễm độc thủy ngân.

    Họp báo về trúng độc thủy ngân ở Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Trí thức trẻ

    “Hiện nay vẫn chưa có kết quả xét nghiệm nên vẫn chưa thể kết luận chính xác những trường hợp này có nhiễm độc thủy ngân hay không. Chúng tôi sẽ cố gắng để muộn nhất là trong đêm nay sẽ có kết luận”, ông Nguyên cho biết.

    Cũng theo ông Nguyên, vụ cháy nhà kho Rạng đông lần này có rất nhiều nguy cơ liên quan tới sức khỏe bởi lẽ khói từ đám cháy có thể chứa rất nhiều chất độc khác nhau như khí CO, xianua, hơi nóng và đặc biệt là thủy ngân.

    Điều kiện nhiệt độ cao, đám cháy lớn, không gian khép kín, thủy ngân dễ dàng đi vào không khí dưới dạng hơi nên sẽ dễ gây ngộ độc cho người hít phải khí.

    “Người nào ở trong môi trường đó càng gần, thời gian càng lâu thì nguy cơ ngộ độc càng cao hơn. Những người đứng xuôi chiều gió thì dù đứng xa cũng sẽ có nhiều nguy cơ ngộ độc thủy ngân hơn đứng gần. Bên cạnh đó, những người gần đám cháy càng vận động mạnh thì sẽ càng có nguy cơ hít phải thủy ngân nhiều hơn”, Ông Nguyên chia sẻ thêm.

    Tuy nhiên, Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên cũng nhấn mạnh, chúng ta không thể kết luận tất cả những người quanh khu vực đó đều có nguy cơ nhiễm độc thủy ngân. Những người có nguy cơ cao là những người trực tiếp ở trong đám cháy, những người lính cứu hỏa, người dân chạy vào giúp, các phóng viên tác nghiệp hiện trường và hít khỏi khí độc trong thời gian khoảng nửa tiếng trở lên. Những người cách xa đám cháy mà không hít phải hơi nóng, khói thì nguy cơ sẽ thấp hơn.

    “Tôi nghĩ người dân không nên quá lo lắng. Những người có biểu hiện như ho, khó thở, tức ngực, sốt,…, người dân mới nên tới các cơ sở y tế để khám và xét nghiệm nồng độ thủy ngân”, ông Nguyên nhấn mạnh.

    Các bác sĩ cảnh báo: Khi nghi dính độc thủy ngân, bệnh nhân nên được đưa ra khỏi môi trường đó đầu tiên, nếu có thủy ngân dính trên da nên rửa ngay và rửa thật sạch, sau đó cần nhanh chóng đi khám ngay.

    Minh Khôi (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/giam-doc-trung-tam-chong-doc-nguoi-dan-den-kham-da-co-bieu-hien-trung-doc-thuy-ngan-a290990.html
    Sự kiện: Y tế sức khỏe
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan