+Aa-
    Zalo

    Giải pháp thúc đẩy đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp

    • Thu HàDSPL

    (ĐS&PL) - Hiện cả nước có khoảng trên 50.000 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, một con số ít ỏi trên tổng 900.000 doanh nghiệp toàn quốc.

    Thực tế cho thấy, để phát huy mô hình liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản, cần xác định đúng, đủ và hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan. Đây là cơ sở giúp hình thành, phát triển các chuỗi cung ứng nông sản. Bên cạnh đó, không thể không nhắc tới động lực vốn tín dụng ngân hàng, bởi thiếu yếu tố này, thì chuỗi liên kết chắc chắn không thể thành công. Phát triển và tạo các chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững, nguồn vốn tín dụng cũng như các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng là một trong những yếu tố có vai trò rất quan trọng, đặc biệt đối với lĩnh vực có tính chất mùa vụ và phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên như ngành nông nghiệp. Khi dòng vốn tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp được đáp ứng đầy đủ, kịp thời sẽ góp phần gia tăng đầu tư cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật, cũng như hệ thống phân phối, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, qua đó nâng cao giá trị nông sản Việt Nam.

    Bà Lê Nguyễn Thiên Nga, Viện trưởng Viện Quản trị Chính sách, nghiên cứu trưởng chiến lược dữ liệu Quốc gia phân tích giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp bối cảnh chuyển đổi số và liên thông Dữ liệu Quốc gia trong kỉ nguyên mới.

    Bà Lê Nguyễn Thiên Nga, Viện trưởng Viện Quản trị Chính sách, nghiên cứu trưởng chiến lược dữ liệu Quốc gia phân tích giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp bối cảnh chuyển đổi số và liên thông Dữ liệu Quốc gia trong kỉ nguyên mới.

    Cơ sở dữ liệu tín dụng xanh với tăng trưởng bền vững

    Trong hệ thống ngân hàng, công tác quản lý môi trường có nhiều nét tương đồng với quản lý rủi ro. Việc kiểm soát chất lượng danh mục các khoản vay không những giúp ngân hàng giảm thiểu một cách tối đa tổn thất có thể xảy ra, mà còn gia tăng giá trị sinh lời cũng như uy tín cho ngân hàng. Do đó, một trong những trách nhiệm của ngân hàng là tích cực và chủ động quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong điều hành hoạt động nội bộ, đồng thời chủ động tìm kiếm và khai thác những sản phẩm và cơ hội kinh doanh thân thiện với môi trường.

    Giải pháp thúc đẩy đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp  - 2

     

    Theo phát biểu của Ông Phạm Tiến Dũng, Phó thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam tại chuỗi Hội thảo chiến lược Dữ liệu Quốc gia: Trong tiến trình chuyển đổi số, dữ liệu đã và đang trở thành một nguồn tài nguyên mới, là yếu tố quan trọng mang tính quyết định. Đối với ngành Ngân hàng, thông qua ứng dụng công nghệ thông tin, dữ liệu giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, thống kê, phân tích, dự báo phục vụ chỉ đạo, điều hành, hoạch định chiến lược của NHNN; giúp ngân hàng thương mại không chỉ xác thực, định danh khách hàng mà còn giúp phân tích, nắm bắt hành vi và xu hướng tiêu dùng, từ đó đưa ra quyết định trong phát triển, cung ứng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường và nâng cao hiệu quả hoạt động. Tín dụng xanh chỉ những khoản tín dụng mà ngân hàng cấp phát cho các dự án sản xuất - kinh doanh không gây rủi ro hoặc nhằm mục đích bảo vệ môi trường. Với mục đích hướng tới các dự án tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo và công nghệ sạch, các sản phẩm tín dụng xanh góp phần đem lại những lợi ích to lớn về phát triển nền kinh tế hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh, bền vững. Vì vậy, phát triển dòng tín dụng xanh là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

    Trong Chiến lược phát triển nông nghiệp Việt Nam, các ngân hàng dẫn dắt như VietinBank đã luôn chủ động, tích cực đáp ứng vốn phát triển nông nghiệp, thiết kế rất nhiều sản phẩm đặc thù dành cho khách hàng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Các ngân hàng đã chủ động xây dựng các chính sách, sản phẩm để tạo cơ chế linh hoạt trong việc tài trợ phát triển bền vững trong các lĩnh vực như: Năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, quản lý nước bền vững, nông nghiệp xanh, lâm nghiệp bền vững, xử lý chất thải và chống ô nhiễm.

    Chiến lược dữ liệu Quốc gia đã thu nhận những ý kiến của các chủ thể đóng góp quan trong cho nền nông nghiệp quốc gia. Mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một trong những nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới với ngành công nghiệp chế biến nông sản hiện đại, hiệu quả, thân thiện với môi trường theo  Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/giai-phap-thuc-ay-au-tu-trong-linh-vuc-nong-nghiep-a492266.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.