Trong thời đại công nghệ 4.0, cùng với chủ trương xây dựng chính quyền điện tử, thành phố thông minh mà Chính phủ đã đề ra, thì ngành tư pháp cần làm gì để nâng cao hiệu quả công việc đáp ứng xu thế phát triển của thời đại?
Tư pháp và vấn đề hồ sơ giấy tờ.
Ngành Tư pháp Việt Nam với hơn 70 năm xây dựng và phát triển có khối lượng hồ sơ giấy tờ khá đồ sộ, đặc biệt là các tài liệu về hộ tịch. Trong khi đó, hiện tại Ngành vẫn đang lưu trữ các dữ liệu theo cách thức truyền thống là sử dụng văn bản giấy. Hình thức này dẫn đến khó khăn trong lưu trữ tài liệu theo năm khi mà tài liệu có thể hư hỏng tự nhiên do nhiều yếu tố khách quan trong khi bảo quản.
Bên cạnh đó, cùng với thời gian, khối lượng tài liệu càng lớn, khiến việc cập nhật, tìm kiếm, tra cứu, dữ liệu hộ tịch của ngành, của thành phố càng trở nên chậm chạp. Theo thống kê, thời gian tìm kiếm hồ sơ trích lục sao y khai sinh, khai tử hoặc kết hôn tại phòng Tư pháp quận mất trung bình từ 2-4h. Và đặc biệt, dữ liệu này khó cập nhật vào trong cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử khiến việc xây dựng cơ sở dữ liệu tư pháp, thiếu đồng bộ, thống nhất; xây dựng xong nhưng không có dữ liệu cập nhật…
Chính từ những vấn đề đó, việc cải cách thủ tục hành chính ngành Tư pháp là yêu cầu bắt buộc để nâng cao sự hài lòng của người dân cũng như đồng bộ với mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử và thành phố thông minh.
Số hóa tài liệu – Giải pháp CNTT hiệu quả cho ngành Tư pháp.
Xuất phát từ thực trạng trên, bài toán đặt ra cho ngành Tư pháp là cần nhanh chóng xây dựng cơ sở dữ liệu tư pháp, hộ tịch và có phương án khai thác hiệu quả nguồn cơ sở dữ liệu này.
Một giải pháp đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới và cũng đã triển khai ở nhiều cơ quan, đơn vị, là giải pháp số hóa tài liệu.
Giải pháp số hóa tài liệu là việc chuyển đổi văn bản giấy sang văn bản điện tử, nâng cao hiệu quả lưu trữ, bảo quản, chuẩn hóa dữ liệu để khai thác nhanh chóng.
Giải pháp số hóa tài liệu tổng thể sẽ giúp các cơ quan tiết kiệm chi phí lưu trữ, nhân sự và chi phí quản lý hồ sơ tài liệu, nâng cao chất lượng công việc và sự hài lòng của người dân thông qua việc tiết kiệm thời gian làm việc. Điển hình việc áp dụng giải pháp số hóa có thể rút ngắn thời gian tìm kiếm hồ sơ trích lục sao y khai sinh, khai tử hoặc kết hôn tại phòng Tư pháp xuống chỉ còn 5s (thay vì mất 2-4h như hiện tại).
Giải pháp số hóa của FSI- đơn vị số hóa hàng đầu trong xây dựng, tạo lập cơ sở dữ liệu (CSDL) hộ tịch
Giải pháp số hóa tài liệu tưởng chừng đơn giản, nhưng thực tế, đây là một giải pháp triển khai tư vấn tổng thể đòi hỏi sự chính xác cao cùng quy trình kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt bởi tất cả các thông tin đều cần được chính xác và bảo mật tuyệt đối nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến dữ liệu được số hóa khai thác về sau. Vì vậy, nó đòi hỏi nhiều ở đơn vị triển khai phải đáp ứng đủ yêu cầu về năng lực, trình độ, kinh nghiệm.
Hiện nay, công ty CP Đầu tư thương mại và Phát triển công nghệ FSI được biết đến là đơn vị số hóa hàng đầu trong xây dựng tạo lập CSDL hộ tịch và xây dựng chính phủ điện tử tại Việt Nam với nhiều dự án xây dựng cơ sở dữ liệu trọng điểm đã triển khai như: Số hóa xây dựng CSDL ngành hộ tịch, số hóa xây dựng CSDL đất đai, số hóa xây dựng CSDL đầu tư kinh doanh tại TP. HN và TP.HCM,… và rất nhiều dự án tại các tỉnh thành khác.
Giải pháp số hóa tài liệu của FSI được xây dựng trên tình hình thực tế của các khách hàng Việt Nam và tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn an ninh thông tin ISO/IEC 27001:2013 cùng tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001:2015. Bên cạnh đó, Quy trình số hóa tài liệu của FSI được thực hiện khép kín thông qua nền tảng Phần mềm số hóa dữ liệu Docpro do công ty phát triển đảm bảo tối tính vẹn toàn của dữ liệu.
Giải pháp số hóa tài liệu của FSI đã được sự đánh giá cao của UBND Thành phố HCM và được UBND thành phố đồng ý FSI phối hợp cùng Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tư pháp TP.HCM tổ chức hội thảo chuyên đề “Giải pháp tổng thể số hóa tạo lập cơ sở dữ liệu và ứng dụng CNTT chuyên ngành tư pháp” diễn ra vào ngày 26/7 vừa qua,
Hội thảo ngành tư pháp do FSI đồng tổ chức |
Thế giới đang trải qua cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, không chỉ là các doanh nghiệp mà Chính phủ cũng đang chuyển mình trở thành Chính phủ số. Để bắt kịp sự phát triển của thời đại, các cơ quan nhà nước Việt Nam cần phải hiện đại hóa quy trình hoạt động, hướng đến xây dựng một Chính phủ điện tử với quy trình hoạt động thông minh, hiệu quả hơn.
Để tìm hiểu thêm về giải pháp liên hệ:
Công ty CP Đầu tư thương mại và Phát triển công nghệ FSI
Hotline: 0904 805 255
Email: [email protected]
Website: www.sohoatailieu.com – www.fsivietnam.com.vn
Facebook: https://www.facebook.com/fsivietnam.com.vn