https://www.youtube.com/watch?v=P_lhsHb_-KI
Hình ảnh các bậc phụ huynh đội nắng mưa chờ con trước cổng các điểm thi tốt nghiệp THPT là hình ảnh quen thuộc từ nhiều năm nay. Không chỉ các sĩ tử áp lực, căng thẳng trong khi làm bài mà ngay cả các bậc phụ huynh cũng lo lắng, căng thẳng không kém bởi đây là kỳ thi mang tính ngã rẽ cuộc đời đối với con em mình.
Ở lại điểm thi nếu nhà xa
“Tôi xin nghỉ 2 ngày để đưa con tới trường thi, dù rất tin tưởng con sẽ có kết quả tốt nhưng trong thâm tâm, tôi vẫn rất lo lắng bởi kỳ thi này quá quan trọng với con và với cả mọi người”, chị Chu Nguyệt Anh (Hà Nội) nói trong lúc chờ con thi môn văn buổi sáng.
Tại TP.HCM, anh Huỳnh Quốc Khánh cũng xin nghỉ phép để đưa con đi thi từ rất sớm. Anh nói: “Vì điểm thi xa tới gần 20km nên tôi đưa con đi thì từ sớm để tránh kẹt đường, đến sớm một chút cho con làm quen với điểm thi để bớt lo lắng, căng thẳng hơn. Khi nãy tôi cũng đã chạy quanh trường và chọn được một khách sạn thuê theo giờ để trưa nay hai cha con nghỉ ngơi, chờ thi môn toán buổi chiều”, anh Khánh vừa cầm chai Trà Xanh Không Độ trên tay để đợi “tiếp nước” cho con vừa kể.
Không chỉ anh Khánh mà nhiều phụ huynh khác cũng tìm khách sạn, nhà nghỉ thuê theo giờ để cho con nghỉ ngơi lại điểm thi vì xa nhà. Việc tìm chỗ thoáng mát tại trường thi hoặc thuê nhà nghỉ cho các thí sinh ăn uống, nghỉ ngơi, ngủ một giấc ngắn là một lưu ý quan trọng để các thí sinh có đủ sức khỏe, tâm lý tốt sẵn sàng cho môn thi toán buổi chiều. Tránh tình trạng đi về nhà giữa trưa nắng nóng hoặc mưa gió thất thường gây thêm căng thẳng mệt mỏi. Ở lại điểm thi còn giúp tránh những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra trên đường đi.
Giải tỏa căng thẳng với Trà Xanh Không Độ
Thực tế, dù đã có sự chuẩn bị kỹ, nhưng khi bước vào phòng thi, tình trạng căng thẳng với các hiện tượng như đau bụng, buồn nôn, vã mồ hôi, tim đập nhanh, khó thở, lạnh tay chân vẫn luôn xảy ra với các thí sinh.
“Tôi luôn dặn con hãy hít thở sâu và tự trấn an khi thi, tôi cũng chuẩn bị một chai Trà Xanh Không Độ đã lột nhãn theo quy định để con mang vào phòng thi. Lúc lo lắng, căng thẳng có thể uống một ngụm trà, nhắm mắt lại thư giãn, hít thở sâu và suy nghĩ về những điều tích cực để vượt qua áp lực”, chị Trần Thị Ngọc Anh tại TP.HCM chia sẻ.
Theo kinh nghiệm của Thái Trúc Linh, sinh viên trường UEF tại TP.HCM thì “Sau môn thi buổi sáng, các bạn thí sinh tuyệt đối không nên ôn bài thi môn toán buổi chiều. Lúc này cần nhất là nghỉ ngơi, thư giãn sau môn thi buổi sáng với một giấc ngủ ngắn. Nếu căng thẳng mệt mỏi quá, hãy uống 1 chai Trà Xanh Không Độ, thức uống với hợp chất EGCG và bổ sung vitamin C này giúp các bạn nhanh chóng lấy lại được bình tĩnh, giải tỏa căng thẳng mệt mỏi”, Trúc Linh chia sẻ.
“Buổi tối, các bạn có thể tranh thủ hệ thống lại kiến thức cho các môn thi ngày mai, nhưng cũng tuyệt đối không học quá nhiều bởi lo lắng, căng thẳng quá khiến các bạn “mất” nhiều hơn “được”. Khi đầu óc được thư giãn, tinh thần thoải mái, kiến thức các bạn đã ôn luyện từ rất lâu trước đó sẽ lập tức “khứ hồi” về trong lúc làm bài thi”, Trúc Linh chia sẻ thêm.
Tạm tránh mạng xã hội
Đồng cảm với những lo lắng, căng thẳng của sĩ tử trong ngày thi, Đặng Hoàng Anh, sinh viên Đại học Bách Khoa TP.HCM chia sẻ: “Trong hai ngày thi tốt nghiệp, các bạn nên “tạm chia tay” mạng xã hội để giữ tinh thần lạc quan, tránh lo lắng, căng thẳng với những thông tin gây nhiễu về dự đoán ra đề này đề kia. Thay vào đó, các bạn có thể nói ra suy nghĩ, mong ước của mình với cha mẹ hoặc người thân để được chia sẻ, động viên bất cứ lúc nào”.
Các thí sinh nên giữ vững tâm lý, tránh lo lắng căng thẳng bằng cách thi môn nào xong thì ngay lập tức về nhà nghỉ ngơi, không đứng lại so đáp án với bạn bè cũng không so với đáp án trên mạng xã hội cho tới khi kết thúc các môn thi.
“Nếu như làm bài tốt thì không sao nhưng nếu phát hiện những lỗi sai không đáng mà mình lại mắc phải thì lại tác động tiêu cực đến tinh thần khiến các môn sau làm bài không tốt”, Đặng Hoàng Anh lưu ý với thói quen mà đa số các thí sinh mắc phải.
Thu Hà