+Aa-
    Zalo

    Giải mã phương pháp giải cứu nạn nhân trong vụ sập hầm thủy điện

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Dư âm cuộc giải cứu vẫn chưa dừng lại khi nhiều người còn băn khoăn về phương pháp “hầm trong cát” của lực lượng công binh Việt Nam.

    (ĐSPL) - Nhờ phương pháp "hầm trong cát" của lực lượng công binh mà 12 nạn nhân bị mắc kẹt trong vụ sập hầm thủy điện Đạ Dâng được giải cứu.
    Chiều 18/12, khi họp bàn tại hiện trường Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã thông qua phương pháp "hầm trong cát" truyền thống và giao quyền chỉ huy cho lực lượng công binh của quân đội thực hiện.
    Để cứu được 12 công nhân mắc kẹt, lực lượng công binh đã phải thay phiên nhau đào hầm liên tục trong 24 giờ đồng hồ.
    Người chỉ huy cao nhất là Đại tá Nguyễn Hữu Hùng – Phó Tổng tham mưu binh chủng, công binh, Bộ quốc phòng trực tiếp chỉ đạo công binh đào hầm.

    Đại tá Nguyễn Hữu Hùng - Phó tổng tham mưu binh chủng, công binh, Bộ quốc phòng. (Ảnh: VTC).

    Trao đổi với PV Dân trí, Đại tá Nguyễn Hữu Hùng cho biết: "Phương pháp “hầm trong cát” là một biện pháp thi công! Trong cuộc giải cứu này, chúng tôi thực hiện nhiều biện pháp, trong đó biện pháp quan trọng nhất là thi công theo phương pháp đó.
    Cụ thể là thi công đường hầm trong môi trường cát, trong môi trường nền đất đá rất yếu. Khu vực chúng tôi làm nhiệm vụ đất đá nhão, không liên kết nên chẳng khác gì trong môi trường cát. Mình phải chống được cát thì mới tiến được. Nói ra thì cách thức thực hiện rất dài và cũng hạn chế vì đây là bí quyết nghề nghiệp. Nếu độc giả nào yêu mến, muốn tìm hiểu thì xin mời nhập ngũ Binh chủng Công binh, chúng tôi sẽ huấn luyện chu đáo nội dung này để các đồng chí đi làm nhiệm vụ cứu hộ.
    Nó giải quyết việc đào các tuyến hầm trong điều kiện nền đất không ổn định, địa chất phức tạp và rất yếu, cụ thể nhất là trong môi trường cát".

    Các chiến sĩ công binh cuối cùng trực tiếp đào hầm trong thời điểm giải cứu người mắc kẹt. (Ảnh: VTC).

    Nói về công tác cứu hộ của lực lượng công binh, Đại úy Lê Văn Quỳnh - Đại đội trưởng đại đội 3, tiểu đoàn 93 chia sẻ với PV VTC, 16h10 chiều 18/12, lực lượng công binh bổ nhát cuốc đầu tiên, bắt đầu đào hầm thoát hiểm ngách bên trái.
    Đến 15h55 chiều 19/12, các chiến sỹ công binh đã thông được hầm. Tuy nhiên, lúc đócó hàng trăm người ngoài hiện trường, nếu thông tin bị lộ sẽ gây cản trở và ảnh hưởng đến công tác giải cứu nạn nhân. Vì an nguy của 12 công nhân đang bị mắc kẹt bên trong nên các anh phải giữ bí mật đến phút cuối cùng cho tới khi giải cứu được các nạn nhân ra ngoài.

    Phương pháp "hầm trong cát" đã được bộ đội ta áp dụng trong thời kỳ chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ.
    Phương pháp đào hầm truyền thống của chiến sỹ công binh chỉ dùng dụng cụ thô sở như cuốc, xẻng… và chỉ có ý chí được rèn luyện trong quân đội mới thực hiện được.


    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/giai-ma-phuong-phap-giai-cuu-nan-nhan-trong-vu-sap-ham-thuy-dien-a75515.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan