+Aa-
    Zalo

    Giải mã bàn chân kỳ lạ của bộ tộc "đà điểu" ở châu Phi

    (ĐS&PL) - Bộ tộc người Doma hay còn gọi là "người đà điểu" (ostrich tribe) được nhận định là một trong những bộ lạc thiểu số với tập tục và đặc điểm cơ thể kỳ lạ nhất châu Phi.

    Bộ tộc người Doma có cuộc sống tương đối biệt lập với thế giới bên ngoài ở miền Tây Zimbabwe, châu Phi. Các thành viên của bộ lạc thường được gọi là "người đà điểu" vì bàn chân dị dạng của họ. Lý do cho điều này là vì nhiều thành viên của bộ lạc này mang gen mắc chứng rối loạn di truyền bẩm sinh hiếm gặp.

    giai ma bi an ve ban chan ky la cua bo toc da dieu o chau phi
    Bộ tộc Doma thường được gọi là bộ tộc "đà điểu" vì có đôi chân đặc biệt. Ảnh: Zhihu

    Cụ thể, người dân thuộc bộ tộc Doma chịu ảnh hưởng của một rối loạn di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường gây ra bởi một đột biến duy nhất trên nhiễm sắc thể số 7. Tình trạng này đề cập đến việc thiếu một hoặc nhiều ngón tay hoặc ngón chân khi mới sinh.

    Đột biến xảy ra với tỷ lệ 1 trên 4 đứa trẻ sinh ra ở bộ tộc Doma. Hầu hết chúng đều bị mất 3 ngón giữa và được thay thế bằng 2 ngón chân ngoài quay vào trong nên hội chứng này còn có tên là “hội chứng càng tôm hùm”.

    Có thông tin cho rằng để ngăn chặn tình trạng này lan sang các bộ lạc khác, việc kết hôn giữa người trong bộ lạc và người ngoài bộ lạc bị cấm tại địa phương. Cũng chính vì hạn chế này mà họ duy trì những đột biến gen xảy ra thường xuyên hơn bất kỳ quần thể nào khác.

    giai ma bi an ve ban chan ky la cua bo toc da dieu o chau phi
    Đôi chân kỳ lạ của tộc người Doma. Ảnh: Zhihu

    Mặc dù tình trạng hiếm gặp này khiến nhiều người gặp khó khăn trong việc di chuyển, nhưng đối với bộ lạc Doma, tình trạng này không được coi đó là tình trạng khuyết tật. Thay vào đó, họ coi đó là dấu hiệu để ăn mừng. Họ tin rằng dòng máu của bộ tộc là thiêng liêng, và những người mắc hội chứng móng vuốt được xem là một món quà được thượng đế ban tặng.

    Thực tế cho thấy mặc dù sở hữu đôi chân mà nhiều người coi là "dị tật", song thực tế chúng đã giúp người Doma có nhiều ưu thế về khả năng leo trèo, cũng như di chuyển tốt mà không cần phải mang giày, dép.

    Trải qua hàng nghìn năm, những người Doma chỉ tiến hành giao phối cận huyết để duy trì nòi giống, cũng như kết hôn với người bên ngoài. Điều này càng khiến đặc điểm "chân đà điểu" của bộ tộc được duy trì qua suốt thế hệ này sang thế hệ khác.

    Suốt nhiều thập kỷ, người Doma bản địa vẫn từ chối hòa nhập với các cộng đồng thiểu số khác tại Zimbabwe, dù đã được chính quyền địa phương tạo nhiều cơ hội.

    Cách ly với văn minh nhân loại, không trường học, không dịch vụ y tế, người dân Vadoma dường như vẫn rất hài lòng với cuộc sống hiện tại của mình. Có lẽ đó cũng là lý do bộ tộc Người đà điểu còn tồn tại nguyên vẹn đến tận ngày nay.

    Phương Uyên(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/giai-ma-bi-an-ve-ban-chan-ky-la-cua-bo-toc-da-dieu-o-chau-phi-a588454.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan