Dòng sự kiện
      +Aa-
      Zalo

      Giá vàng thế giới sẽ tiếp tục tăng, hướng đến mốc 3.000 USD/ounce?

      (ĐS&PL) - Với tình hình bất ổn vẫn đang tiếp diễn, nhu cầu vàng tiếp tục gia tăng, kim loại quý này có nhiều khả năng sớm chạm mốc 3.000 USD/ounce.

      Theo thông tin trên tạp chí Tri Thức, trong bối cảnh thị trường tài chính thế giới biến động mạnh, vàng tiếp tục khẳng định vai trò là "hầm trú ẩn" an toàn cho các nhà đầu tư khi giá kim loại quý liên tục lập kỷ lục mới và lần đầu tiên trong lịch sử vượt qua ngưỡng 2.800 USD/ounce.

      Ngay từ đầu năm 2024, giá vàng thế giới đã ghi nhận đà tăng mạnh mẽ, phản ánh xu hướng lạc quan của thị trường và được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố quan trọng.

      Đến phiên giao dịch ngày 5/2, giá vàng giao ngay đã đạt đỉnh mọi thời đại ở 2.882,16 USD/ounce trước khi hạ nhiệt và giao dịch ổn định ở mức 2.865,61 USD/ounce.

      Trong phiên giao dịch đang diễn ra hiện tại, giá vàng thế giới có dấu hiệu đi lùi nhưng vẫn dao động quanh vùng 2.850 USD/ounce.

      "Giá vàng vẫn chịu ảnh hưởng lớn từ căng thẳng thương mại... Dòng vốn trú ẩn an toàn tiếp tục là yếu tố chi phối thị trường", ông Peter Grant, Phó chủ tịch và Chiến lược gia tại Zaner Metals cho biết.

      Trong khi đó, ông Ronald-Peter Stoeferle - Giám đốc điều hành tại Incrementum AG nhận định giá vàng vẫn cho thấy tiềm năng tăng lên 3.000 USD/ounce, bất chấp sự tăng giá của đồng USD và lãi suất thời gian gần đây, báo Lao Động dẫn thông tin từ Kitco cho hay.

      Giá vàng thế giới được dự báo có thể đạt mốc 3.000 USD/ounce. Ảnh minh họa: Reuters

      Giá vàng thế giới được dự báo có thể đạt mốc 3.000 USD/ounce. Ảnh minh họa: Reuters

      Phát biểu tại Diễn đàn Khoáng sản Tương lai ở Riyadh, ông Stoeferle nhấn mạnh sự thay đổi trong thị trường vàng toàn cầu, với nhu cầu ngày càng được thúc đẩy bởi các thị trường mới nổi.

      "Trung tâm của thế giới vàng không còn nằm ở Zurich, London hay New York nữa. Nó đang dịch chuyển về Dubai, Thượng Hải, Mumbai và cả Ả Rập Xê Út", ông Stoeferle chia sẻ.

      Bên cạnh đó, ông lưu ý rằng Dubai hiện chiếm 25% giao dịch vàng toàn cầu, trở thành thị trường vàng lớn thứ hai thế giới. Ông cũng chỉ ra sự khác biệt trong quan điểm về vàng tại các thị trường mới nổi, nơi kim loại quý này được xem là "tiền tệ vững chắc" thay vì chỉ là một công cụ giao dịch.

      Sự gắn bó văn hóa với vàng, giống như ở Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc, giúp duy trì nhu cầu đối với vàng vật chất ngay cả khi giá giảm. "Gần hai phần ba nhu cầu vàng vật chất hiện nay đến từ các thị trường mới nổi", ông nói.

      Giám đốc điều hành tại Incrementum AG nhận thấy vàng vẫn giữ được sức mạnh trong bối cảnh kinh tế hiện tại. Ông chỉ ra rằng chỉ số USD đã tăng 4,8% trong ba tháng qua. Theo truyền thống, đây là yếu tố tiêu cực đối với giá vàng nhưng lần này, điều đó không xảy ra, giá vàng vẫn đang duy trì rất tốt.

      Theo ông Stoeferle, đợt tăng giá của vàng mới chỉ đi được nửa chặng đường, khi vẫn còn một lượng vốn lớn từ các nhà đầu tư tài chính phương Tây chưa tham gia vào đợt tăng này.

      "Bất kỳ đợt giảm giá nhỏ nào cũng lập tức được mua vào", ông nhấn mạnh, củng cố niềm tin vào đà tăng trưởng sắp tới. Ngoài ra, theo mô hình dự báo của Incrementum AG, giá vàng có thể gần chạm mốc 3.000 USD/ounce trong năm nay.

      Tương tự, dự báo từ Citibank cho thấy giá vàng có thể chạm mốc 3.000 USD/ounce trong vòng 6 tháng tới. Trong khi đó, Morgan Stanley thậm chí dự báo giá vàng có thể tăng vọt lên 3.200 USD/ounce vào cuối năm 2025.

      Các ngân hàng đầu tư hàng đầu thế giới như Goldman Sachs và JP Morgan cũng lạc quan với mức dự báo lần lượt là 2.900 USD và 3.100 USD/ounce cho giá vàng giao ngay trước khi năm 2025 kết thúc.

      Các chuyên gia tài chính từ Capital.com, Mind Money Brokerage và HSBC đều nhận định giá vàng sẽ duy trì đà tăng do rủi ro địa chính trị leo thang và lo ngại về mức nợ công gia tăng toàn cầu. Trong khi đó, BNP Paribas dự báo các ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục mua vàng để bảo vệ tài sản trong bối cảnh bất ổn toàn cầu.

      Hiện tại, giới đầu tư đang theo dõi sát sao báo cáo việc làm của Mỹ sắp công bố để tìm kiếm dấu hiệu về chính sách lãi suất. Với tình hình bất ổn vẫn đang tiếp diễn, nhu cầu vàng tiếp tục gia tăng, nâng cao khả năng kim loại quý này sớm chạm mốc 3.000 USD/ounce.

      Link bài gốcLấy link
      https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/gia-vang-the-gioi-se-tiep-tuc-tang-huong-en-moc-3-000-usd-ounce-a505686.html
      Zalo

      Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

      Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

      Đã tặng:
      Tặng quà tác giả
      BÌNH LUẬN
      Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
      Tin liên quan
      Tại sao lại gọi vàng ta và vàng Tây?

      Tại sao lại gọi vàng ta và vàng Tây?

      Khám phá sự khác biệt giữa vàng ta và vàng tây, nguồn gốc tên gọi, đặc điểm nhận dạng, ứng dụng và yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của từng loại vàng.