+Aa-
    Zalo

    Vấn nạn thông tin sai lệch xoay quanh vụ xả súng đẫm máu ở trường học Mỹ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Sau vụ xả súng kinh hoàng ở trường tiểu học bang Texas (Mỹ) khiến 21 người thiệt mạng, các giả thuyết và thông tin sai lệch đã được đưa ra.

    Ngày 24/5 (giờ địa phương), nước Mỹ chấn động trước vụ xả súng kinh hoàng tại trường Tiểu học Robb ở thị trấn Uvalde (bang Texas, Mỹ). Vụ việc đã khiến ít nhất 21 người thiệt mạng, bao gồm 19 học sinh tiểu học và 2 giáo viên. 

    Trong vòng vài giờ sau vụ xả súng, một "cơn sốt" khác bắt đầu xảy ra khi người dùng internet lan truyền những tuyên bố vô căn cứ về nghi phạm 18 tuổi và động cơ của thanh niên này. 

    Theo đó, trên mạng xã hội Twitter, Reddit và nhiều nền tảng khác, các giả thuyết đã được lan truyền cho rằng tay súng là một người nhập cư sống bất hợp pháp ở Mỹ hoặc thậm chí là người chuyển giới. Các giả thuyết này kèm theo những thuyết âm mưu cho thấy toàn bộ vụ nổ súng đã được dàn dựng bởi một người chuyển giới. 

    Theo chuyên gia nghiên cứu về các thông tin sai lệch Jaime Longoria, các tuyên bố sai lệch phản ánh các vấn đề về phân biệt chủng tộc và không khoan dung đối với người chuyển giới, đồng thời là một nỗ lực nhằm đổ lỗi cho các nhóm thiểu số, những người đã phải chịu đựng các vụ quấy rối trực tuyến và hành động thù hận.

    Ông Longoria, giám đốc của nghiên cứu tại Disinfo Defense League, một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động chống lại các thông tin sai lệch về phân biệt chủng tộc, nhận xét: "Đó là một chiến thuật phục vụ hai mục đích:  Tránh những cuộc trò chuyện về vấn đề bạo lực súng đạn và khiến những người không muốn đối mặt với vấn đề cảm thấy khó chịu, cho họ một cộng đồng để đổ lỗi". 

    Theo các nhà chức trách, nghi phạm thực hiện vụ xả súng được xác định là Salvador Ramos, 18 tuổi, là công dân Mỹ. Tuy nhiên, lực lượng chức năng đã không đăng tải quá nhiều thông tin về nghi phạm này.

    Vụ xả súng ngày 24/5 trở thành một trong những vụ việc nghiêm trọng nhất ở Texas trong nhiều năm qua. Ảnh: Reuters
    Vụ xả súng ngày 24/5 trở thành một trong những vụ việc nghiêm trọng nhất ở Texas trong nhiều năm qua. Ảnh: Reuters 

    Trong khi đó, những người dùng mạng xã hội đã sử dụng hình ảnh của những người vô tội khác và nói rằng họ là tay súng. Trên nền tảng 4Chan, người dùng đã thoải mái chia sẻ các bức ảnh và thảo luận về việc tay súng là người chuyển giới dù không có bất kỳ bằng chứng nào chứng minh.

    Một người phụ nữ chuyển giới đã bị lấy ảnh và chia sẻ trên Twitter trong bài đăng có nội dung: "Tin nóng: Danh tính thật sự của nghi phạm xả súng được tiết lộ". Tuy nhiên, đây chỉ là tin giả. Thực tế người phụ nữ trong ảnh trên Sabrina, 22 tuổi, sống ở New York. Sabrina xác nhận hình ảnh bị lan truyền là của cô nhưng nói rằng cô không có liên hệ với tài khoản chia sẻ thông tin này.

    Kể từ khi những thông tin sai sự thật bị lan truyền, Sabria đã phải nhận những tin nhắn công kích, quấy rối vì bị nghi là người đứng sau vụ xả súng. Sau đó, cô đã phản hồi lại các thông tin sai sự thật và bài đăng bị xoá.

    Cô gái trẻ tâm sự: "Toàn bộ những điều này thật sự kinh khủng".

    Một người phụ nữ chuyển giới khác cũng bị đánh cắp ảnh và bị "gán mác" nghi phạm. Người này, được xác định tên Sam, vô cùng bàng hoàng khi hình ảnh của mình bị sử dụng sai mục đích. Chia sẻ về sự việc, Sam nói: "Đó hoàn toàn không phải tôi, tôi thậm chí còn không sống ở Texas".

    Trong một số trường hợp, thông tin sai lệch về các vụ xả súng hàng loạt hoặc các sự kiện khác được lan truyền bởi những người dùng mạng xã hội có thiện chí cố gắng tỏ ra hữu ích. Trong các trường hợp khác, đó có thể là công việc của những kẻ muốn mượn sự kiện để gây quỹ giả hoặc thu hút sự chú ý đến trang web hoặc tổ chức của họ. Thế nhưng cũng có những kẻ phá hoại chỉ muốn làm đảo lộn mọi thứ.

    Theo Ben Decker, người sáng lập và Giám đốc điều hành của công ty tư vấn điều tra kỹ thuật số Memetica, các mạng xã hội không chính thống, bao gồm cả 4Chan, thường sử dụng các vụ xả súng hàng loạt và các thảm kịch khác để gieo rắc thêm hỗn loạn, khiến công chúng hoang mang và đưa ra những câu chuyện "độc hại". 

    Ông Decker phân tích: "Họ chủ ý tập trung voà những sự cố kiểu này để ảnh hưởng đến thực tế cuộc trò chuyện. Có một số người mong muốn chứng tỏ bản thân trong những loại cộng đồng này bằng cách gây hoang mang vớicoong chúng. Vì vậy, nếu một người có thể lôi kéo cộng đồng tin vào những thông tin vô căn cứ như vậy, bạn đang có được sự tín nhiệm trong cộng đồng mạng xã hội này".

    Tuy nhiên, đối với các cộng đồng thiểu số phải chịu gánh nặng từ các tuyên bố trực tuyến thiếu cơ sở như vậy, việc đổ lỗi đã khiến họ lo ngại về vấn nạn phân biệt đối xử và bạo lực. 

    Jaden Janak, một nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Texas và Trung tâm Nghiên cứu Chuyển giới Ứng dụng nhận xét một điều gì đó tưởng chừng như vô hại như một bình luận xuyên tạc trên mạng xã hội có thể kéo theo các hành động bạo lực đối với người chuyển giới.

    Cô Janak phân tích: "Những đứa trẻ và người lớn bị sát hại ngày hôm qua chỉ đang sống cuộc sống của chúng. Họ không biết rằng ngày hôm qua sẽ là ngày cuối cùng của họ. Và tương tự, đối với những người chuyển giới, đó cũng là nỗi lo mà họ luôn phải mang theo".

    Minh Hạnh

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/van-nan-thong-tin-sai-lech-xoay-quanh-vu-xa-sung-am-mau-o-truong-hoc-my-a452238.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan