Họ đều là những nhà lãnh đạo quốc gia khi tuổi đời còn rất trẻ nhưng có những người lớn lên trong gia đình hiển hách và cả những người có một cuộc sống rất đỗi bình thường.
Cựu Tổng thống Mỹ John F. Kennedy
John F. Kennedy sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống làm chính trị. Ảnh: Getty |
John F. Kennedy tên đầy đủ là John Fitzgerald Kennedy – vị Tổng thống thứ 35 của Mỹ lên nắm quyền khi mới 43 tuổi. Ông sinh ra ở Brookline, bang Massachusetts vào ngày 29/5/1917. Kennedy là con thứ 2 trong gia đình 9 người con của Joseph P. Kennedy (1888-1969) và Rose Fitzgerald Kennedy (1890 -1995). Bố của Kennedy, ông Joseph đã từng giữ chức vụ Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán, Chủ tịch Uỷ ban Hàng hải Mỹ và Đại sứ Mỹ ở Anh (1937-1940).
Ông nội của Kennedy đã phục vụ trong Hội đồng Lập pháp Maryland và tại các văn phòng bầu cử ở Boston. Trong khi đó, ông ngoại của Kennedy là John Francis Fitzgerald (1863-1950), từng là nhà lập pháp của tiểu bang, Thị trưởng Boston, và là một nghị sĩ Mỹ. Do đó, John F. Kennedy sinh ra, lớn lên trong một gia đình giàu có với bề dày lịch sử, có đóng góp đáng kể vào nền chính trị Mỹ.
Kennedy cũng là vị Tổng thống đầu tiên tới Mặt Trăng thông qua các chương trình không gian của quốc gia. Ông mất vào ngày 22/10/1963 do bị ám sát ở Dallas, Texas khi mới 46 tuổi.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau
Justin Trudeau tên đầy đủ là Justin Pierre James Trudeau, Thủ tướng thứ 23 của Canada, lên nắm quyền năm 43 tuổi. Justin Trudeau sinh ngày 25/12/1971, tại Ottawa, Canada trong gia đình có 3 anh em. Có thể nói, Trudeau là “con nhà nòi”, có truyền thống hoạt động chính trị vì ông là con trai của cựu Thủ tướng Canada Pierre Trudeau và vợ cũ Margaret Trudeau.
Justin Trudeau đã trải qua những năm đầu đời ở 24 Sussex Drive, nơi cư trú của Thủ tướng Canada tại Ottawa. Trên thực tế, chỉ vài tháng sau khi được sinh ra, Tổng thống Mỹ Richard Nixon lúc đó đã dự đoán tương lai chính trị của “bé Justin”. Trong bữa ăn tối với cha của Trudea, ông Nixon nói: "Tôi muốn nướng bánh mì cho Thủ tướng tương lai của Canada: Justin Pierre James Trudeau".
Thủ tướng Canada Justin Trudeau sinh ra trong một gia đình hiển hách. Ảnh: Getty |
Cha mẹ của Trudeau đã ly hôn vào năm 1977. Đến năm 1984, Pierre Pierre Trudeau chuyển đến Montreal 3 người con. Justin đã học lên tại ngôi trường mà trước đây cha mình từng học - trường Đại học Jean-de-Brebeuf. Ông tiếp tục nghiên cứu văn học tại Đại học McGill, lấy bằng cử nhân năm 1994. Trước khi hoạt động chính trị, Justin Trudeau từng làm tại một câu lạc bộ đêm ở British Columbia, một giáo viên dạy bơi ván trượt tuyết, một giảng viên về phát thanh và giáo viên dạy toán.
Ông cũng theo đuổi chương trình học tại Đại học British Columbia và hoàn thành văn bằng của mình vào năm 1998. Cùng năm đó, bi kịch đã đổ xuống gia đình ông khi người em út Michel Trudeau thiệt mạng trong một trận tuyết lở. Sau sự mất mát này, Justin đã tham gia vào việc thúc đẩy sự an toàn khi có tuyết lở.
Vào năm 2000, ông đã đưa ra lời khen ngợi cho cha mình trên một truyền hình quốc gia. Trudeau gây ấn tượng với bài diễn văn hùng hồn, nhưng ông vẫn tránh xa những lời đề nghị tham gia chính trị. Phải đến năm 2012 Justin Trudeau mới bắt đầu các hoạt động chính trị và 3 năm sau đó, ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, trở thành Thủ tướng Canada – một trong những nhà lãnh đạo trẻ nhất thế giới.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
Emmanuel Macron, tên đầy đủ là Emmanuel Jean-Michel Frédéric Macron, nhậm chức Tổng thống Pháp khi mới 39 tuổi. Ông sinh ngày 21/12/1977 tại Amiens, Pháp, trong một gia đình trung lưu có học thức. Emmanuel Macron là con trai của Françoise Macron - Noguès, một bác sĩ và Jean-Michel Macron - giáo sư về thần kinh học tại Đại học Picardy. Mặc dù bố mẹ không theo tôn giáo, Macron đã tự quyết định xin theo Công giáo khi mới 12 tuổi.
Tổng thống Pháp lớn lên trong một gia đình trí thức trung lưu. Ảnh: Getty |
Ngay từ nhỏ Macron đã là một đứa bé thông minh và có quyết tâm. Khi thiếu niên, ông trở nên mê đắm với một trong những giáo viên của mình tại trường, và để đánh lạc hướng, bố mẹ ông đã quyết định chuyển trường cho ông đến trung học Lycée Henri-IV ở Paris. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, ông theo học ngành Triết học tại Đại học Paris-Ouest Nanterre La Défense, lấy bằng DEA. Sau đó, ông bắt đầu học lên thạc sĩ về các vấn đề công cộng từ Học viện Nghiên cứu Chính trị Paris.
Quan tâm đến sự nghiệp dịch vụ dân sự, Macron đã được huấn luyện tương tự tại École nationale d'administration (ENA) và tốt nghiệp vào năm 2004.
Trước khi đảm nhiệm chức vụ Tổng thống, Macron từng làm Bộ trưởng Kinh tế, Công nghiệp và Các vấn đề kỹ thuật số dưới thời Thủ tướng Manuel Valls từ năm 2014 đến năm 2016. 39 tuổi, Macron là người trẻ nhất từng được bầu làm Tổng thống Pháp. Cuộc sống cá nhân của Macron cũng hơi khác thường và thu hút sự chú ý của giới truyền thông: ông đã kết hôn với Brigitte Trogneux, một phụ nữ lớn hơn 24 tuổi - giáo viên dạy kịch của ông ở trường trung học.
Cựu Thủ tướng Pakistan Benazir Bhutto
Benazir Bhutto sinh ra ở Karachi, Pakistan vào ngày 21/6/1953, con đầu lòng trong số 4 người con của cựu Thủ tướng Pakistan Zulfikar Ali Bhutto và Nusrat Bhutto. Benazir Bhutto trở thành Thủ tướng của Pakistan vào năm 1988 khi mới 35 tuổi. Bà là người phụ nữ đầu tiên trong thời hiện đại đứng đầu chính phủ của một quốc gia Hồi giáo.
Mặc dù gia đình Bhutto theo Hồi giáo, bản thân bà lại theo học tại các trường Công giáo. Bà cũng từng được dạy kèm ở nhà trong các chủ đề phi tôn giáo, đức tin Hồi giáo, và tiếng Ả Rập.
Bà Benazir Bhutto là con gái của cựu Thủ tướng Pakistan. Ảnh: The Hindu |
Benazir Bhutto đã đến Mỹ khi bà mới 16 tuổi và theo học tại trường Radcliffe ở Cambridge, Massachusetts, lấy bằng cử nhân về chính phủ. Từ năm 1973 – 1977, sau khi cha lên làm Thủ tướng, bà Bhutto theo theo học tại Đại học Oxford ở Anh. Đến tháng 12/1976, bà được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Oxford, trở thành người phụ nữ châu Á đầu tiên đứng đầu trong cuộc tranh luận nổi tiếng.
Mặc dù đắc cử Thủ tướng nhưng Benazir Bhutto đã bị bãi nhiệm chỉ sau 20 tháng nhậm chức vì một sắc lệnh gây nhiều tranh cãi của Tổng thống Ghulam Ishaq Khan cáo buộc bà tham nhũng. Benazir tiếp tục đắc cử lần nữa năm 1993, nhưng lại bị Tổng thống bãi nhiệm cũng với những lý do tương tự.
Từ năm 1999, Bhutto sống lưu vong ở Dubai cho đến khi trở về Pakistan vào ngày 18/10/2007, sau khi đạt được một thỏa thuận với Tổng thống Pervez Musharraf, theo đó một lệnh ân xá được dành cho bà, cùng lúc với quyết định rút lại mọi cáo buộc về tham nhũng. Thế nhưng, Benazir Bhutto lại bị ám sát vào ngày 27/12/2007 trong một vụ đánh bom tự sát tại thị trấn Rawalpindi.
Ứng viên Thủ tướng Áo Sebastian Kurz
Sebastian Kurz – người được dự đoán sẽ trở thành Thủ tướng trẻ nhất của Cộng hòa Áo cũng như Liên minh châu Âu (EU) ở tuổi 31 sinh ngày 26/8/1986 tại quận Meidling, một vùng lao động nghèo ở thành phố Vienna. Ông lớn lên và vẫn sống ở đây cho tới hiện tại. Mẹ ông là giáo viên và cha là kỹ sư.
Ứng viên Thủ tướng Áo Sebastian Kurz chưa tốt nghiệp đại học. Ảnh: Independent |
Ông tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2004 rồi đi nghĩa vụ quân sự trong năm 2004 - 2005. Sau khi kết thúc nghĩa vụ quân sự, ông Kurz ghi danh học khoa Luật của Đại học Vienna, nhưng rồi quyết định thôi học vào năm 2011 để tập trung cho sự nghiệp chính trị. Ông đã trở thành đoàn viên đoàn Thanh thiếu niên thuộc đảng Nhân dân Áo từ năm 2003. Năm 2009 khi mới 23 tuổi ông được bầu làm Chủ tịch tổ chức này với 99% số phiếu tán thành và tiếp tục giữ cương vị ấy với 100% phiếu tán thành vào năm 2012.
Tháng 4/2011, trong thời gian diễn ra cuộc cải tổ nội các thì Kurz được chỉ định làm Quốc vụ khanh Hội nhập (thuộc Bộ Nội vụ Liên bang Áo). Trong cuộc bầu cử Quốc hội Áo 2013, ông giành được nhiều phiếu trực tiếp nhất từ cử tri so với các chính trị gia khác. Từ ngày 16/12/2013, ông là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Áo, trong đó phụ trách thêm mảng hội nhập xã hội theo yêu cầu của ông. Trong quá khứ, bản thân ông từng phát biểu rằng mối quan tâm của ông là vấn đề hội nhập xã hội của dân nhập cư.
Sebastian Kurz hiện chưa kết hôn nhưng ông đang hẹn hò với Susanne Thier, một nhân viên của Bộ Tài chính Áo, người mà ông gặp từ tuổi 18.
PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo Independent, Telegraph)