+Aa-
    Zalo

    Gia đình có con trai: Cần kiểm tra tinh hoàn có ở đúng chỗ?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Sinh con trai không để ý tinh hoàn có trong bìu, nhiều bà mẹ ân hận vì phát hiện muộn ảnh hưởng tương lai con.

    Sinh con trai không để ý tinh hoàn có trong bìu, nhiều bà mẹ ân hận vì phát hiện muộn ảnh hưởng tương lai con.

    Ngày 20/3/2018, tại Khoa Ngoại và Chuyên khoa - Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh tiếp nhận bé Nguyễn Lê Nhật M.(02 tuổi), thường trú tại Tp Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Bé vào viện trong tình trạng không có tinh hoàn trong bìu trái. Gia đình cho biết, bệnh nhi bị bệnh từ lâu, gia đình không thấy tinh hoàn trái trong bìu, nên đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra.

    Kết quả xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh cho thấy, một tinh hoàn trái nằm trong ống bẹn trái kích thước 1x0.5mm, tinh hoàn phải của trẻ bình thường. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị tinh hoàn lạc chỗ và chỉ định phẫu thuật hạ lại tinh hoàn; phương pháp gây mê ngoài màng cứng cho bé.

    Trong quá trình thực hiện, các bác sĩ tiến hành tìm và bóc tách thừng tinh khỏi tổ chức xung quanh, tách ống phúc tinh mạc khỏi ống dẫn tinh và bó mạch tinh, tạo khoang chứa tinh hoàn và tiến hành ha tinh hoàn xuống bìu trái cho trẻ.

    Ca phẫu thuật kéo dài hơn 01 giờ và sau phẫu thuật hiện tinh hoàn trái của trẻ đã được đưa về đúng vị trí chức năng trong bìu. Kíp mổ do BSCKII Nguyễn Quốc Hùng; Bác sĩ Hoàng Văn Quỳnh; Bác sĩ Lương Trung Kiên cùng các kỹ thuật viên gây mê tiến hành.

    Bác sĩ Hoàng Văn Quỳnh cho biết: Tinh hoàn lạc chỗ là tình trạng tinh hoàn không nằm đúng vị trí (trong bìu) khi trẻ đã được sinh ra mà nằm trên đường di chuyển từ bụng qua ống bẹn, xuống bìu hoặc trong ổ bụng của trẻ.

    Bác sĩ Quỳnh cũng cho biết, các trường hợp tinh hoàn ẩn bẩm sinh cần được phát hiện sớm và can thiệp khi trẻ trước 1-2 tuổi để giữ được chức năng sinh sản của tinh hoàn. Nếu để càng lâu thì nguy cơ cao mất cả chức năng sinh sản, sinh dục do nằm lạc vị trí quá lâu. Ngoài ra, các biến chứng khác có thể gặp do tinh hoàn ẩn như xoắn vặn tinh hoàn, chấn thương vỡ tinh hoàn ẩn…

    Bác sĩ khuyến cáo, phụ huynh có thể tự khám cho bé bằng cách nhìn bìu lép hoặc không sờ thấy tinh hoàn ở bìu là có thể chẩn đoán là tinh hoàn bị lạc chỗ hoặc ẩn tinh hoàn. Khi đó, phụ huynh cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế khám và điều trị ngay cho bé.

    Nam Anh

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/gia-dinh-co-con-trai-can-kiem-tra-tinh-hoan-co-o-dung-cho-a223257.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Xuất tinh sớm: Cơn ác mộng của quý ông

    Xuất tinh sớm: Cơn ác mộng của quý ông

    Xuất tinh sớm ở nam giới là “cơn ác mộng” của bất cứ người đàn ông nào vì bệnh gây ảnh hưởng đến chất lượng tình dục, sức khỏe sinh sản, thậm chí gây vô sinh.