Vương Lệ (46 tuổi, ở Phúc Kiến, Trung Quốc) có chế độ ăn uống bình thường, không thích rượu bia, không hút thuốc, không có thói quen xấu nhưng gần đây, cân nặng liên tục giảm. Chồng và con trai của cô cũng bị sụt cân trong khoảng thời gian này.
Người phụ nữ cho rằng nguyên nhân là do thời tiết nắng nóng, ăn uống không ngon miệng nhưng sau đó cảm thấy có điều bất ổn nên cùng gia đình đến bệnh viện thăm khám. Bác sĩ không khỏi ngạc nhiên khi thấy cả 3 người đều gầy gò, sắc mặt tái nhợt.
Kết quả chụp CT gan cho thấy vợ chồng Vương Lệ và con trai có khối u rất rõ ràng trong gan. Xét nghiệm thêm xác định gia đình 3 người đều mắc ung thư gan. “Bác sĩ, ông có chắc không? Tại sao gia đình tôi lại dễ bị ung thư gan như vậy?”, Vương Lệ lo lắng hỏi bác sĩ.
Sau khi tìm hiểu về thói quen ăn uống của gia đình Vương Lệ, bác sĩ nhanh chóng chỉ ra một thói quen gây hại cho sức khỏe mà người vợ thường thực hiện. Hóa ra, người phụ nữ này có thói quen mua rất nhiều trứng, trước khi cất vào tủ lạnh sẽ mang đi rửa sạch mà không biết đây là sai lầm nghiêm trọng.
Trên thực tế, bề mặt vỏ trứng có rất nhiều lỗ thông khí, vi khuẩn có thể xâm nhập vào trứng qua các lỗ khí này. Các chuyên gia nông nghiệp cho hay, vỏ trứng được cấu tạo chủ yếu từ muối canxi (93,5%), có chức năng bảo vệ các thành phần bên trong của trứng.
Bề mặt vỏ có các lỗ khí kích thước rất nhỏ, người ta đã đếm được 7.000 - 7.600 lỗ khí trên bề mặt vỏ trứng, độ dày vỏ khoảng 0,2 - 0,4 mm. Tiếp đó là hai lớp màng được cấu tạo từ sợi keratin đan chéo vào nhau.
Một lớp dính sát vào vỏ, lớp còn lại dính sát vào phần lòng trắng ngoài. Độ dày của hai lớp màng này khoảng 0,057 - 0,069 mm, cả hai lớp đều có lỗ cho không khí đi vào bên trong giúp cho phôi hô hấp, phát triển.
Quá trình rửa trứng sẽ làm mất đi lớp màng bảo vệ bên ngoài vỏ, tạo cơ hội cho các vi khuẩn như Salmonella, virus H1N1, nấm mốc, bụi trong không khí… thẩm thấu vào bên trong trứng. Sau khi xâm nhập vào trong quả trứng, vi khuẩn có thể sử dụng chất dinh dưỡng có trong trứng để sinh sôi, đẩy nhanh quá trình phân hủy, giải phóng nhiều chất gây ung thư gan, làm tổn thương tế bào gan, cuối cùng gây ung thư gan.
Theo các bác sĩ, hạn sử dụng của trứng thường từ 1-2 tuần, tốt nhất không nên ăn trứng để lâu và không nên rửa bằng nước. Cách tốt nhất để bảo quản trứng là dùng khăn ướt lau qua một lượt cho hết bụi bẩn rồi cất vào tủ lạnh, tránh để vi khuẩn từ vỏ trứng lan sang các thực phẩm khác.
Một số lưu ý khi bảo quản trứng:
- Không để trứng nằm ngang do lòng đỏ sẽ nổi lên trên, sát vào vỏ trứng và biến chất. Nên xếp trứng thẳng đứng, đầu to quay lên trên, đầu nhỏ xuống dưới, lòng đỏ nổi lên cũng không bị sát vào vỏ, như vậy trứng sẽ tươi lâu hơn.
- Không để trứng ở cánh cửa tủ lạnh vì đây là nơi nhiệt độ không ổn định do thường xuyên mở ra đóng vào, đồ ăn sẽ nhanh hỏng. Tốt nhất là cho trứng vào hộp carton hoặc hộp nhựa có nắp đậy và cất trong ngăn mát.
- Không để lẫn trứng với các thực phẩm khác, đặc biệt đối với những thực phẩm có mùi mạnh. Những mùi này có thể xâm nhập từ vỏ trứng mỏng vào bên trong, khiến trứng nhanh bị hỏng hơn sai thời gian ngắn bảo quản.
- Trứng ở nhiệt độ bình thường tại chợ có thể bảo quản trực tiếp ở nơi thoáng mát trong khoảng 7-10 ngày. Tuy nhiên, trứng được giữ lạnh trong siêu thị nên được bảo quản trực tiếp trong tủ lạnh ngay sau khi mua về, chú ý hạn sử dụng trên bao bì.
- Chỉ lấy đủ số trứng định dùng khi mở tủ lạnh, tuyệt đối không nên bê cả khay trứng ra rồi lại cất vào. Sự chênh lệch nhiệt độ đột ngột có thể khiến trứng nhanh hỏng hơn.
- Không nên để trứng quá 30 ngày trong tủ lạnh.
Đinh Kim(T/h)