+Aa-
    Zalo

    Gặp lại cụ bà 103 tuổi "không được dân bầu hộ nghèo" trên sóng Táo Quân 2019: Tôi đã mãn nguyện rồi!

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Sau khi các cơ quan báo chí phản ánh, chính quyền địa phương đã nhanh chóng chứng nhận hộ nghèo không nơi nương tựa cho cụ bà Trần Thị Lan.

    Sau khi các cơ quan báo chí phản ánh, chính quyền địa phương đã nhanh chóng chứng nhận hộ nghèo không nơi nương tựa cho cụ bà Trần Thị Lan. Bên cạnh đó, có rất nhiều tổ chức cá nhân đã tìm đến nhà cụ, động viên tinh thần và giúp đỡ vật chất giúp cuộc sống cụ đỡ khốn khổ hơn xưa.

    Cụ bà 103 tuổi lên Táo Quân vì không được hộ nghèo

    Chương trình Táo Quân 2019 vừa qua của VTV nhận được nhiều phản ứng trái chiều của dư luận, kẻ khen, người chê. Đáng chú ý, có một chi tiết trong chương trình này, là vai diễn cụ Mậu do khách mời NSND Lan Hương đảm nhận đã gây được ấn tượng với người xem.

    Nghệ sỹ Lan Hương trong vai bà Mậu sống khổ sở dưới hạ giới với số tiền ít ỏi, trong khi lãnh đạo các cấp thờ ơ, vô cảm. Bất đắc dĩ bà tìm lên thiên đình để gặp người họ hàng xa làm quan to, bà lão mong thủ tục cấp sổ hộ nghèo được giải quyết nhanh gọn. 

    Hình ảnh bà Mậu do nghệ sỹ Lan Hương đóng vai gây xúc động cho người xem. Ảnh VTV

    Lối diễn chân thành, ngây ngô của nữ nghệ sỹ khiến không khí trường quay chùng xuống khi nhân vật giãi bày hoàn cảnh khó khăn, khao khát chứng minh mình nghèo.

    Ở chi tiết này, khi được phát sóng, rất nhiều người đã nhận ra nhân vật bà Mậu đã lấy nguyên mẫu là hình ảnh cụ bà Trần Thị Lan ở xã An Nội, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Cụ bà 103 tuổi này sống một mình trong cảnh không chồng con, không người thân ruột thịt, không bè bạn thân thích.

    Nhân vật bà Mậu được lấy nguyên hình ảnh và câu chuyện của cụ Lan - 103 tuổi sống cô độc một mình và từng không được công nhận hộ nghèo do... dân không bầu. Ảnh chụp vào năm 2018.

    Nhân vật bà Mậu được lấy nguyên hình ảnh và câu chuyện của cụ Lan - 103 tuổi sống cô độc một mình và từng không được công nhận hộ nghèo do... dân không bầu. Ảnh chụp vào năm 2018.
    Ngôi nhà lụp xụp trước đây nơi cụ Lan ở, có thể đổ sập bất cứ lúc nào.

    Em trai cụ là liệt sỹ đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Cụ còn có một người em gái nhưng suốt một thời gian dài đã đi biệt tích. Không còn người thân chăm sóc, cuộc sống của cụ bà Trần Thị Lan hiện phụ thuộc vào 270 nghìn đồng tiền trợ cấp chính sách tuổi già.

    Số tiền ấy, mỗi tháng, cụ để hơn một nửa mua thuốc trị bệnh đau dạ dày kinh niên, nửa còn lại để mua thực phẩm sống qua ngày. Theo lời kể của cụ Lan, ngày nào mệt không dậy để nấu cơm được, cụ cũng nhịn luôn cho qua bữa.

    Thấu hiểu hoàn cảnh khó khăn của cụ Lan từ năm 2015, ông Đỗ Xuân Tuấn (Bình Lục, Hà Nam), một người cháu rể xa của cụ nhiều lần đề nghị với chính quyền xã An Nội cho cụ Lan vào diện hộ nghèo tuy nhiên đã qua nhiều lần xét duyệt vẫn chưa được với lý do "không được dân bầu".

    Cuộc sống hiện tại của cụ Lan sau khi được công nhận hộ nghèo

    Từ ngày được báo chí phản ánh, cụ Lan được công nhận hộ nghèo, được nhiều tổ chức từ thiện quan tâm, ủng hộ.
    Ngôi nhà mới ấm cúng của cụ Lan do các tổ chức từ thiện và con cháu chung tay xây dựng.

    Chiều 14/2, chúng tôi tìm về để thăm nhà cụ Lan, từ ngày được báo chí phản ánh, lên cả Táo Quân, được chính quyền chứng nhận hộ nghèo, cuộc sống của cụ Lan đã thay đổi hoàn toàn so với trước đây.

    Từ ngày được báo chí phản ánh, cụ Lan được công nhận hộ nghèo, được nhiều tổ chức từ thiện quan tâm, ủng hộ.

    Chia sẻ với chúng tôi, ông Tuấn cho biết, sau khi được báo chí phản ánh, cụ đã nhận được quyết định chính thức vào diện hộ nghèo. 

    Bên cạnh chính sách trợ cấp người cao tuổi, chính quyền cũng đã  bổ sung để cụ được hưởng thêm trợ cấp người già cô đơn không nơi nương tựa. Đáng mừng hơn, nhiều nhà hảo tâm cũng đã ủng hộ cụ Lan về cả vật chất và tinh thần. 

    "Từ khi câu chuyện của cụ được biết đến, rất nhiều tổ chức, nhà hảo tâm đã tìm đến tận nhà cụ để động viên tinh thần, thăm hỏi và trao quà cho cụ".

    Cuộc sống của cụ Lan đã thay đổi hoàn toàn.

    Căn nhà lụp xụp, có thể đổ sập bất cứ lúc nào của cụ Lan trước đây đã được phá bỏ. Các nhà hảo tâm cùng con cháu của cụ đã đóng góp tiền xây cho cụ ngôi nhà cấp 4 nhỏ nhắn, mái lợp tôn, nền lát gạch hoa, sơn màu vàng. Nơi vệ sinh của cụ Lan cũng được làm mới, tiện lợi nhất cho cụ đi lại.

    Trong ngôi nhà mới, ngọn đèn điện sáng rọi, đồ đạc xếp gọn gàng, khác xa với hình ảnh 6 tháng trước.

    Ngồi trong căn nhà mới, cụ Lan không giấu được niềm vui sướng, cụ kể, Tết vừa rồi có nhà mới nên ăn Tết rất ngon, hạnh phúc.

    Cụ Lan không giấu được niềm vui, niềm hạnh phúc.

    "Giờ có nhà mới, có chỗ ngủ mới chăn màn mới tôi vui lắm, hạnh phúc lắm. Từ ngày được mọi người quan tâm giúp đỡ, tinh thần tôi tốt hơn rất nhiều nên sức khỏe cũng tốt hơn trước. 

    Tôi đã mãn nguyện rồi, không còn gì hơn nữa, xin cảm ơn mọi người đã giúp đỡ", cụ Lan chia sẻ.

    PV

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/gap-lai-cu-ba-103-tuoi-khong-duoc-dan-bau-ho-ngheo-tren-song-tao-quan-2019-toi-da-man-nguyen-roi-a262998.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan