+Aa-
    Zalo

    Gạo nếp ngon, dẻo cực tốt nhưng "đại kỵ" với những nhóm người sau

    (ĐS&PL) - Gạo nếp chứa nhiều chất dinh dưỡng và chế biến nhiều món ăn, tuy nhiên không phải ai ăn cũng được. Nếu không chú ý rất dễ ảnh hưởng tới sức khỏe.

    Tác dụng của gạo nếp với sức khỏe con người

    Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời TS Nguyễn Đức Quang cho biết, gạo nếp còn gọi nhu mễ, giang mễ, tên khoa học Oryza sativa L. var. glutinosa Tanaka, họ lúa (Poaceae). Bộ phận dùng làm thuốc là hạt lúa và hạt gạo.

    Gạo nếp rất giàu dinh dưỡng: Có protein, đường các loại, tinh bột, vitamin nhóm B (có nhiều trong cám gạo) và chất vô cơ. Gạo nếp là lương thực chính hàng ngày cho người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, tác dụng băng niêm mạc chống loét. Người bệnh phát ban mụn nhọn kỳ đầu ăn gạo nếp có tác dụng thúc đẩy mọc ban, mưng mủ sớm để mau lành bệnh.

    gao nep ngon deo cuc tot nhung dai ky voi nhung nhom nguoi sau dspl
    Ảnh minh họa.

    Theo Đông y, gạo nếp vị ngọt, tính ôn, vào tỳ vị và phế. Tác dụng bổ trung, ích khí, kiện tỳ, cố biểu chỉ tả. Dùng tốt cho người đái tháo đường, tự hãn, tiểu dắt, di niệu, tiêu chảy. Hằng ngày dùng 50 - 200g. Có thể nấu, rang, sấy hoặc tán bột.

    Nhóm người "đại kỵ" không nên ăn gạo nếp, tránh ảnh hưởng sức khỏe

    Người bị tăng cân

    Theo báo Sức khỏe & Đời sống, trong 100g gạo nếp có 344 kcal. Do đặc tính dẻo, dính nên ăn đồ nếp nói chung, năng lượng nạp vào cao hơn khi ăn cùng số lượng tương đương với cơm tẻ. Chính vì vậy, ăn nhiều cơm nếp khiến nhiều người bị tăng cân nhanh chóng.

    Để tránh tăng cân, ăn uống phải đa dạng bao gồm cả tinh bột, chất xơ, chất đạm, chất béo và các khoáng chất. Bữa cơm cần đầy đủ các nhóm dinh dưỡng vừa tốt cho sức khỏe, vừa cân bằng trọng lượng.

    gao nep ngon deo cuc tot nhung dai ky voi nhung nhom nguoi sau dspl2
    Ảnh minh họa.

    Do xôi nhiều năng lượng, bạn chỉ nên ăn vào bữa sáng hoặc bữa trưa, khi cơ thể còn nhiều hoạt động khác để tiêu hao năng lượng, tránh ăn vào buổi tối.

    Bệnh nhân tiểu đường

    Gạo nếp sau khi vào dạ dày sẽ nhanh chóng được hấp thụ và chất chứa trong đó là tinh bột. Nếu người bệnh tiểu đường ăn quá nhiều thì đường huyết sau bữa ăn sẽ tăng nhanh trong thời gian ngắn và không thể kiểm soát được, thông tin từ báo Lao động.

    Người bị mụn nhọt, vết thương bị mưng mủ

    Những người đang có vết thương, bệnh bị mưng mủ thường là người thể hàn, tích độc nhiều (béo, đờm dãi nhiều). Do vậy, thức ăn có chất dẻo nhiều, khó tiêu càng làm tình trạng nặng thêm.

    Những người mới phẫu thuật, người có những chỗ bị sưng viêm nên kỵ đồ nếp nếu không sẽ gây mưng mủ. Vậy nên tránh ăn đồ nếp, khi vết thương lành có thể ăn uống bình thường.

    Người có tiền sử bệnh dạ dày

    Gạo nếp có cấu tạo tinh bột dạng nhánh nên tinh bột thường chắc và khó chia cắt nên khi ăn nhiều bất cứ ai cũng cảm thấy no lâu, khó tiêu, ợ nóng.

    gao nep ngon deo cuc tot nhung dai ky voi nhung nhom nguoi sau dspl1
    Ảnh minh họa.

    Do đó, những người tiền sử bệnh dạ dày không nên sử dụng xôi và các loại đồ nếp khác do nó có thể làm gia tăng tình trạng ợ chua, óc ách, thậm chí gây đau. Nếu xôi có kèm theo các loại dầu mỡ, tiêu, hành, tỏi… sẽ càng khiến bạn khó chịu nhiều hơn.

    Người mới phục hồi bệnh

    Sau khi khỏi bệnh nặng, cơ thể tương đối yếu, lúc này cần ăn nhiều thức ăn lỏng bổ dưỡng để dạ dày từ từ phục hồi, nếu ăn nhiều thức ăn làm từ gạo nếp thì gánh nặng cho cơ thể, khó tiêu hóa và khiến cơ thể suy nhược hơn.

    Nguyễn Linh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/gao-nep-ngon-deo-cuc-tot-nhung-dai-ky-voi-nhung-nhom-nguoi-sau-a600223.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan