1 đám cháy bất ngờ phát ra từ nhà máy chế biến chỉ xơ dừa khiến gần 100 người từ công nhân, cảnh sát PCCC phải căng mình dập lửa suốt nhiều giờ đồng hồ.
Theo báo Lao động, khoảng 10h sáng ngày 16/3, Nhà máy sản sản xuất chế biến chỉ xơ dừa của ông Trần Minh Tâm ở ấp Hòa Phú, xã Bình Ninh, huyện Chợ Gạo bốc cháy.
Sau khi phát hiện cháy, hàng chục công nhân và người dân địa phương dùng mọi biện pháp chữa cháy nhưng vẫn không dập tắt ngọn lửa. Hàng trăm tấn nguyên liệu gồm: vỏ dừa khô, mụn dừa, chỉ sơ dừa vốn rất nhạy cháy; trong khi đó gió từ sông Cửa Tiểu thổi mạnh vào làm ngọn lửa bùng phát ngày càng dữ dội, đen kịt bao phủ cả khu vực.
Được tin cháy lớn, Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn tỉnh Tiền Giang đã huy động 4 xe chuyên dùng với hàng chục cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường để chữa cháy. Tuy nhiên do lượng nguyên liệu trong nhà máy quá lớn nên việc dập tắt ngọn lửa rất khó khăn.
Hiện trường vụ cháy (Ảnh: báo Lao động) |
Cùng đưa tin, báo VOV cho biết, vụ hỏa hoạn này không gây thiệt hại về người, nhưng nhà xưởng, máy móc và hàng trăm tấn vỏ dừa, sợi sơ dừa và chỉ sơ dừa thành phẩm đều bị cháy rụi.
Ông Trần Văn Đâu, Bí thư Đảng ủy xã Bình Ninh, đã đến hiện trường chỉ đạo các ngành đoàn thể và chính quyền địa phương giúp gia đình khắc phục thiệt hại cho biết: “Cháy lớn lắm, khói bay mịt mù. Công nhân của doanh nghiệp thì tháo dở tôn, xịt nước vô. Thiệt hại lớn, hàng trong kho cái nào còn lại thì cũng không sử dụng được”.
Năm ngoái, tại địa bàn xã Bình Ninh, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang cũng đã xảy ra cháy lớn tại một doanh nghiệp sản xuất, chế biến chỉ xơ dừa gây thiệt hại tiền tỷ.
Điều 4, Quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy về Nguyên tắc hoạt động cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy 1. Thông tin về tai nạn, sự cố, yêu cầu cứu nạn, cứu hộ phải được báo kịp thời, chính xác cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy theo số điện thoại 114 hoặc lực lượng phòng cháy và chữa cháy khác quy định tại Điều 5 Quyết định này, đồng thời báo cho chính quyền địa phương và Công an nơi gần nhất. 2. Việc cứu nạn, cứu hộ phải được tiến hành kịp thời bằng lực lượng, phương tiện tại chỗ và trước hết phải ưu tiên cho việc cứu người. 3. Khi thực hiện cứu nạn, cứu hộ phải bảo đảm an toàn đối với người, phương tiện tham gia cứu nạn, cứu hộ và nạn nhân, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản. Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo. |
(tổng hợp)