+Aa-
    Zalo

    “Gã khổng lồ” mua 49\% cổ phần Dung Quất “khủng” cỡ nào?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Thuộc tập đoàn Gazprom, hiện Gazprom Neft là một trong những công ty dầu khí hàng đầu của Nga. Gazprom đang sở hữu trên 70 giấy phép khai thác dầu ở Nga

    (ĐSPL) - Thuộc tập đoàn Gazprom, hiện Gazprom Neft là một trong những công ty dầu khí hàng đầu của Nga. Gazprom đang sở hữu trên 70 giấy phép khai thác dầu ở Nga với sản lượng đạt trên 60 triệu tấn/năm và có 5 nhà máy lọc dầu với công suất 40 triệu tấn/năm.
    Ngày 6/4, công ty Gazprom Neft thuộc tập đoàn Gazprom của Nga cho biết họ đã có kế hoạch mua lại 49\% cổ phần của Nhà máy lọc hóa dầu Dung Quất, cơ sở chế biến dầu duy nhất tại Việt Nam.
    Công ty này cũng sẽ đẩy mạnh việc hợp tác trong lĩnh vực năng lượng bằng cách mở rộng thăm dò và sản xuất dầu khí tại Việt Nam cùng với công ty dầu khí quốc doanh Petro Việt Nam.
    Khi nâng cấp được hoàn thành vào năm 2022, Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ có thể xử lý 8,5 triệu tấn dầu thô/năm (171 nghìn thùng/ngày)
    Hợp tác Năng lượng từ lâu đã được coi là biểu tượng của mối quan hệ Việt – Nga. Khởi đầu là việc xây dựng các nhà máy thủy điện ở Việt Nam vào những năm thập niên 80, tiếp theo là liên doanh dầu khí Vietsopetro và gần đây nhất là kế hoạch hợp tác phát triển năng lượng hạt nhân.
    Trong một tuyên bố, Gazprom Neft nói rằng họ đã được trao quyền để thương lượng với PetroVietnam nhằm mua lại 49\% cổ phần của công ty lọc hóa dầu Bình Sơn. Tuy nhiên, trong tuyên bố này họ không cho biết cụ thể mức giá và thời hạn mua lại.

    Nhà máy lọc dầu Dung Quất 

    Ngày 6/4/2015, Gazprom Neft và Petro Vietnam đã ký một biên bản ghi nhớ để mở rộng hợp tác trong việc sản xuất và thăm dò dầu khí cũng như phát triển các dự án trên vùng biển Pechora miền Tây Bắc Nga. Việc ký kết này có sự chứng kiến của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và người đồng cấp Dmitry Medvedev.
    Đến tháng 10/2015, cả 2 bên sẽ công bố danh sách các mỏ dầu khí ưu tiên hợp tác cùng những điều khoản cơ bản cho kế hoạch này.
    Nga hiện đang giúp Việt Nam đào tạo đội ngũ cán bộ cho việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân, dự kiến bắt đầu khởi công vào năm 2020.
    Tại buổi làm việc, Tổng giám đốc Petro Vietnam Đỗ Văn Hậu đánh giá cao thiện chí và mong muốn của Gazprom Neft trong kế hoạch mua 49\% cổ phần Công ty TNHH Một thành viên Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) và đầu tư dự án nâng cấp mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất.
    Ông nói, việc có thêm nguồn vốn đầu tư nâng cấp, mở rộng từ một tập đoàn mạnh như Gazprom sẽ giúp nhà máy lọc dầu Dung Quất nâng công suất chế biến lên khoảng 10 triệu tấn/năm, đáp ứng khoảng 50\% nhu cầu nhiên liệu xăng, dầu cả nước.
    Tổng giám đốc Gazprom Neft A.B.Dyukov đã thống nhất với đề nghị của Petro Vietnam về việc cùng nghiên cứu lựa chọn phương án công nghệ chế biến và dầu thô phù hợp, tối ưu, đảm bảo tính ổn định lâu dài để nâng cấp mở rộng nhà máy.
    Hiện Bộ Năng lượng Nga cũng hết sức ủng hộ và mong muốn hai bên đẩy nhanh tiến độ đàm phán để đi tới một phương án khả thi nhất.
    Gazprom Neft là một trong những Cty dầu khí hàng đầu của Nga, thuộc Tập đoàn Gazprom. Tập đoàn này đang sở hữu trên 70 giấy phép khai thác dầu ở Nga với sản lượng đạt trên 60 triệu tấn/năm và có 5 nhà máy lọc dầu với công suất 40 triệu tấn/năm.
    Năm 2004, tập đoàn dầu mỏ số 1 của nước Nga Gazprom đã trở thành nhà cung cấp khí đốt duy nhất cho Bosnia-Herzegovia, Estonia, Phần Lan, Macedonia, Latvia, Moldova và Slovakia. Gazprom còn cung cấp tới 50\% khí đốt cho các nước EU, trong đó 97\% khí cho Bulgaria, gần 90\% cho Hungary, 86\% cho Ba Lan, 75\% cho Czech, 36\% cho Đức, 25\% cho Pháp...
    Phó chủ tịch Gazpromb Dmitry Medvedev (ứng cử viên tổng thống Nga 2008) từng tuyên bố: "Mục tiêu của chúng tôi không chỉ là cung cấp cho 25\% nhu cầu tiêu thụ khí đốt của thế giới. Chúng tôi phải trở thành nhà cung cấp khí đốt lớn nhất thế giới".

    TGĐ Công ty Gazprom Neft ông A.B.Dyukov (Người ngồi giữa, hàng ghế đầu).

    Năm 2013, theo Tiếng nói nước Nga, đại gia "Gazprom" đã từ vị trí thứ 3 lên đến vị trí thứ nhất trên toàn cầu (xét theo hiệu quả hoạt động tài chính trong năm 2013).
    Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2013 đã tăng 22\% vượt quá 56 tỷ USD. Gazprom vượt trước các đối thủ cạnh tranh chính như: Petrochina của Trung Quốc và ExxonMobil của Hoa Kỳ.
    Trên thị trường châu Âu, Gazprom đã bán khối lượng khí đốt lớn nhất trong 10 năm qua. Mặc dù nhu cầu đã tăng lên, Gazprom vẫn cung cấp ổn định và không gián đoạn nhiên liệu năng lượng quan trọng và nguyên liệu hóa học cho các cơ sở tiêu dùng ở phương Tây.
    Giám đốc về năng lượng của Viện Năng lượng và Tài chính Nga, ông Aleksei Gromov cho biết: "Ở phương Tây, Nga đang thực hiện đầy đủ các hợp đồng khí đốt dài hạn. Theo các hợp đồng này, Nga phải cung cấp khoảng 180 tỷ mét khối khí đốt cho các nước châu Âu. Đến nay Gazprom đã cung cấp 162 tỷ mét khối, đây là một chỉ số rất tốt".
    Gazprom có đủ khả năng duy trì vị thế dẫn đầu trên thị trường này. Trước hết, Gazprom có cơ sở tài nguyên phong phú. Thứ hai, thời gian gần đây, mức giá khí đốt là khá cao.
    Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đã tăng 22\% vượt quá 56 tỷ USD. Gazprom vượt trước các đối thủ cạnh tranh chính như: Petrochina của Trung Quốc và ExxonMobil của Hoa Kỳ.
    Chuyên gia Maksim Shein từ nhóm tài chính BCS về chiến lược phát triển Gazprom nhận định: "Châu Á là khu vực đầy hứa hẹn. Theo dự kiến, thời gian tới Gazprom sẽ ký kết hợp đồng với các đối tác Trung Quốc. Điều đó cũng góp phần củng cố vị thế tài chính của Gazprom và giúp duy trì vị trí dẫn đầu trên thế giới về doanh thu".
    Theo các nhà phân tích, Gazprom có đủ khả năng duy trì chỉ số về khối lượng cung cấp khí gas. Các quan chức châu Âu thường phàn nàn về giá gas của Nga bị thổi phồng. Tuy nhiên trên thực tế, châu Âu hiện nay không thể tìm thấy nguồn khác để thay thế khí đốt Nga với khối lượng và mức giá như hiện nay. Trong khi đó, ở khu vực châu Á -Thái Bình Dương, giá gas cao hơn gấp 1,5 - 2 lần. Tại Nhật Bản, một nghìn mét khối có giá lên tới 600-700 USD.

    Gazprom Neft là một trong những Cty dầu khí hàng đầu của Nga, thuộc Tập đoàn Gazprom.

    Năm 2014, lợi nhuận của “gã khổng lồ” Gazprom có vẻ không khả quan.
    Thời điểm tháng 4/2007, khi đang diễn ra cơn sốt giá hàng hóa cơ bản kỷ lục trên toàn cầu, Phó giám đốc điều hành của tập đoàn khí đốt quốc doanh Nga Gazprom, ông Alexander Medvedev, rất “mạnh miệng”.
    Khi đó, ông Medvedev nói rằng, “đế chế” khí đốt Gazprom “có cơ” trở thành công ty lớn nhất thế giới, đồng thời đưa ra dự báo rằng, giá trị vốn hóa của tập đoàn này sẽ tăng gấp 4 lần lên mức 1.000 tỷ USD sau 7-10 năm.
    Năm 2014, tức là đúng 7 năm sau khi dự báo trên được đưa ra, giá trị vốn hóa của Gazprom chỉ còn 90 tỷ USD, tức là “hụt” 910 tỷ USD so với con số dự báo.
    Hãng tin tài chính Bloomberg cho biết, trong 7 năm qua, không một công ty nào trong số 5.000 công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới lại có cú sụt giảm giá trị “kinh hoàng” như Gazprom, với con số “bốc hơi” 154 tỷ USD, trở thành biểu tượng cho những thách thức lớn mà nền kinh tế Nga đang phải đối đầu.
    Với vai trò là trụ cột của nền kinh tế Nga, Gazprom phải gánh các khoản chi tiêu ngày càng lớn cho các dự án “khủng”, từ các công trình cho Thế vận hội Sochi cho tới các dự án ở vùng Siberia. Bởi vậy, không có gì là khó hiểu khi giá cổ phiếu của Gazprom đã có 3 năm liên tiếp lao dốc với tốc độ chóng mặt.
    “Gazprom là một ‘nhà vô địch’ về mất mát giá trị vốn hóa”, ông Ian Hague, nhà sáng lập công ty quản lý quỹ đầu tư Firebird Management ở New York, nhận định với Bloomberg. “Không chỉ Gazprom thất bại trong mục tiêu tăng giá trị vốn hóa. Nga đã không thể tạo ra được một môi trường mà ở đó các công ty quốc doanh nên hoạt động như những doanh nghiệp do các cổ đông nắm giữ”.
    Phát ngôn viên của Gazprom ở Moscow, ông Sergei Kupriyanov, nói rằng, dự báo mức vốn hóa 1.000 tỷ USD của Gazprom được đưa ra trong một bối cảnh khác, khi giới chức của công ty này cho rằng giá dầu thế giới sẽ còn tiếp tục tăng. Ông Kupriyanov cũng nói rằng, các lệnh trừng phạt mà Mỹ và châu Âu áp đặt lên Nga sau vụ sáp nhập Crimea hồi tháng 3 cũng góp phần không nhỏ khiến giá cổ phiếu của Gazprom xuống dốc, kéo rộng khoảng cách về giá trị vốn hóa giữa công ty này với các đối thủ toàn cầu khác.
    Giá chứng chỉ lưu ký của Gazprom tại thị trường chứng khoán Mỹ từ đầu năm đến nay đã giảm 12\%. Giá dầu tại thị trường London hiện ở mức khoảng 106 USD/thùng, từ mức hơn 68 USD/thùng vào thời điểm ngày 6/4/2007 khi ông Medvedev đưa ra dự báo về giá trị vốn hóa “nghìn tỷ đô” của Gazprom.
    Năm 2004, tập đoàn dầu lửa quốc doanh OAO Rosneft của Nga tiếp quản công ty Yukos Oil, nhà sản xuất dầu thô lớn nhất ở nước này khi đó, sau khi Chính phủ Nga bỏ tù nhà sáng lập Yukos là tỷ phú Mikhail Khodorkovsky. Năm ngoái, Rosneft mua lại TNK-BP, một liên doanh dầu khí của hãng BP tại Nga, với giá 55 tỷ USD.
    “Đây là vấn đề đối với bất kỳ một công ty quốc doanh nào của Nga”, nhà quản lý quỹ Oleg Popov thuộc công ty Allianz Investments ở Moscow nhận định. “Gazprom có sự tham gia tích cực vào chính sách đối ngoại của chính phủ và các dự án xã hội. Ở đó, Gazprom phải gánh vác các chi phí thay cho Chính phủ, từ đó giảm bớt gánh nặng cho ngân sách công”.
    Theo số liệu mới nhất, lợi nhuận của Gazprom trong 9 tháng đầu năm ngoái tính theo chuẩn kế toán Nga là 467 tỷ Rúp, tương đương 13 tỷ USD, giảm 9\% so với cùng kỳ năm trước. Còn theo chuẩn quốc tế, lợi nhuận của tập đoàn này trong 9 tháng đầu năm 2013 tăng 4\%, đạt 859 tỷ Rúp.
    Với số tiền 3 tỷ USD mà Gazprom phải chi cho Thế vận hội Sochi, cùng với hàng tỷ USD khác phải đầu tư cho các đường ống dẫn khí đốt mới sang châu Âu không đi qua Ukraine, tập đoàn này nói rằng không còn đủ tiền mặt. Chính phủ Nga hiện không cho phép Gazprom thay đổi giá bán khí đốt trong nước, và thậm chí còn tăng thuế đánh vào tập đoàn này. Trong khi đó, Ukraine đã quá hạn trả nợ tiền mua khí đốt của Gazprom, với số nợ lên tới hơn 2 tỷ USD.
    Ông William Browder, nhà sáng lập công ty quản lý quỹ Hermitage Capital Management, nói rằng, Gazprom “không được quản lý như một thực tế tối đa hóa lợi nhuận, mà để phục vụ cho các mục đích chính trị”.
    Ngọc Anh(Tổng hợp)
    Xem thêm video: Những Tour du lịch 30/4- 1/5 giá siêu rẻ 
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ga-khong-lo-mua-49-co-phan-dung-quat-khung-co-nao-a90115.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan