Mới đây, cửa hàng trực tuyến Amazon đã ra mắt ứng dụng có tên Inspire, một bảng tin video và ảnh dạng ngắn kết hợp nội dung được tạo bởi những người dùng có ảnh hưởng, thương hiệu và khách hàng, nhằm giúp người dùng mua sắm các sản phẩm ưa thích.
Cụ thể, khi sử dụng Inspire, biểu tượng hình bóng đèn trong ứng dụng Amazon, người dùng sẽ phải chọn ra hơn 20 sở thích trong một danh sách cho trước, chẳng hạn như trang điểm, thú cưng hay thiết bị điện tử. Từ các sở thích này, thuật toán sẽ điều chỉnh nguồn gợi ý video.
Các video ngắn, với "nhân vật chính" là sản phẩm sẽ hiển thị lần lượt. Người dùng có thể gạt để bỏ qua, nhấn "thích" hoặc nhấn nút "mua hàng". Người đăng video là các nhà bán lẻ, nhãn hàng và những người có ảnh hưởng được thuê để bán sản phẩm.
Cách làm quen thuộc này của Amazon được cho là lấy cảm hứng từ TikTok, sử dụng mô hình kinh doanh thông qua nội dung, dựa trên những người có ảnh hưởng hoặc chính các thương hiệu.
Rõ ràng, Amazon muốn giữ chân mọi người mua hàng từ Amazon.com và để đạt được điều này, công ty đã quyết định sao chép chính đối thủ của mình.
Amazon từ lâu đã sử dụng hình ảnh tĩnh, đi kèm với các dòng mô tả sản phẩm, để tạo ra các danh mục mặt hàng. Người mua có thể khám phá các sản phẩm có cùng "chủ đề" thay vì chỉ tìm kiếm một mặt hàng cụ thể.
Dù vậy, gã khổng lồ thương mại điện tử vẫn gặp khó khăn trong việc giữ chân người mua trên trang. Hầu hết khách hàng Amazon hiện nay không nán lại để tham khảo hoặc khám phá, họ chỉ chọn hàng và rời trang. Một phần lớn các giao dịch mua hàng trên Amazon chỉ mất 3 phút hoặc ít hơn.
Trong những năm gần đây, Amazon đã nỗ lực thu hút các nhà sáng tạo nội dung và KOLs tham gia chương trình Amazon Influencer Program cho phép kiếm tiền khi có người theo dõi bấm mua hàng qua các liên kết tùy chỉnh. Inspire là tính năng tiếp theo của chương trình giúp họ tăng thêm thu nhập.
TikTok là ứng dụng được tải xuống nhiều nhất năm 2021. Theo khảo sát của Pew Reseach, 67% người dùng Mỹ trong độ tuổi từ 13 đến 17 đang sử dụng ứng dụng của ByteDance.cũng cho biết hơn 1,5 tỷ người dùng đã sử dụng Shorts mỗi tháng.
Trước đó, hai công ty công nghệ lớn Meta và Google đã nhanh chóng "học theo" định dạng video ngắn TikTok. Tháng 2 năm nay, Meta cũng làm điều tương tự với tính năng Reels trên Facebook và Instagram. Trong khi đó, Google cũng đã tung ra phần mềm Shorts trên nền tảng YouTube hồi đầu năm nay cho phép hiển thị các video có thời lượng tối đa 60 giây. Đến tháng 11 vừa qua, Youtube đã bổ sung tính năng mua sắm trong phần mềm này.
Mộc Miên (T/h)