+Aa-
    Zalo

    Flappy Bird có khả năng sẽ "vỗ cánh" trở lại

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Nguyễn Hà Đông, "cha đẻ" của game Flappy Bird cho biết, anh đang cân nhắc để khôi phục lại trò chơi từng gây sốt khắp thế giới mà anh gỡ bỏ cách đây một tháng.

    (ĐSPL) - Nguyễn Hà Đông, "cha đẻ" của game Flappy Bird cho biết, anh đang cân nhắc để khôi phục lại trò chơi từng gây sốt khắp thế giới mà anh gỡ bỏ cách đây một tháng.

    Sau hơn một tháng từ khi Nguyễn Hà Đông gỡ Flappy Bird khỏi cửa hàng trực tuyến App Store và Google Play, “ẩn mình” trước những lời đồn đoán và áp đặt về vấn đề bản quyền, truy thu thuế… thì cha đẻ Flappy Bird đã xuất hiện trở lại trên tạp chí Rolling Stone.

    Thay vì kín tiếng như khoảng thời gian trước đây, trong lần gặp gỡ với phóng viên của tờ Rolling Stone, Nguyễn Hà Đông đã mở lòng nhiều hơn về cuộc sống cũng như suy nghĩ của mình.

    Nguyên nhân chính khiến Nguyễn Hà Đông gỡ bỏ Flappy Bird?

    Trước quyết định bất ngờ gỡ bỏ Flappy Bird cách đây 1 tháng, dư luận cho rằng anh chịu sức ép lớn về bản quyền do tựa game giống với hình ảnh chiếc cống xanh trong game Mario nổi tiếng của Nintendo. Cùng việc thu nhập “khủng” 50.000 USD một ngày sẽ khiến anh phải chịu áp lực lớn từ việc đóng thuế… tuy nhiên lý do chính khiến Hà Đông gỡ bỏ Flappy Bird “nhân văn” hơn những lời đồn đoán.

    Thay vì “phấn khích” khi thấy Flappy Bird đứng đầu top 10 ứng dụng trên các bảng xếp hạng của Mỹ, được dư luận trong nước và thế giới “săn lùng” thì Nguyễn Hà Đông lại cảm thấy ngột ngạt.
    Thay vì vui mừng vì Flappy Bird là "trò chơi khó chịu nhất nhưng không thể dừng lại", lượt tải theo đó tăng đến hàng triệu lượt, “cơn mưa tiền được chuyển vào tài khoản ngân hàng” mỗi ngày thì Hà Đông lại cảm thấy lo sợ trò chơi của mình sẽ gây nghiện.

    Nguyễn Hà Đông đang cân nhắc để Flappy Bird
    Bài viết về Nguyễn Hà Đông của nhà văn David Kushner đăng trên trang web của tạp chí Rolling Stone.

    Sự “tổn thương” và lo lắng về Flappy Bird đến từ những phản hồi gay gắt của phụ huynh, những người xung quanh.

    Anh đưa cho phóng viên Rolling Stones chiếc điện thoại iPhone, trong có chứa một số tin nhắn anh đã lưu lại. Một tin nhắn gửi đi từ một người phụ nữ đã nhiếc móc anh vì "làm rối trí trẻ em trên toàn thế giới".

    Người khác cho rằng: "13 đứa trẻ ở trường tôi đập điện thoại vì trò chơi của cậu và chúng vẫn tiếp tục chơi vì nó gây nghiện như ma túy vậy". Có những người đã mất việc, một bà mẹ đã ngừng nói chuyện với các con… tất cả đều cùng chung nguyên nhân mang tên Flappy Bird.

    Nguyễn Hà Đông đã từng sao nhãng việc học tập, kết quả sa sút hồi trung học vì chơi quá nhiều trò Counter-Strike (game bắn súng theo đội góc nhìn thứ nhất). Anh không muốn “vết xe đổ” của mình sẽ lặp lại đối với người chơi Flappy Bird, không muốn mình bị “tổn thương” thêm.

    Do đó, để chấm dứt những ngày tháng mất ngủ, không thể tập trung, lo lắng; lựa chọn duy nhất mà Hà Đông chọn là gỡ bỏ Flappy Bird.

    Kể từ khi rút Flappy Bird xuống, Nguyễn Hà Đông chia sẻ với Rolling Stone, anh cảm thấy "được giải thoát". Những nhận định về anh và Flappy Bird cũng được dư luận và giới chuyên gia đánh giá khách quan hơn. Trang web Kotaku.com loại bỏ mọi giả thiết nghi ngờ xung quanh vấn đề bản quyền Flappy Bird và chính thức xin lỗi anh. 

    Ngay nhà thiết kế game Bennet Foddy - người đã tạo ra những trò chơi khó tuyệt vời, trong đó có cả QWOP - đánh giá trò chơi của Nguyễn Hà Đông: "Việc chạm tay vào màn hình để điều khiển chú chim bé nhỏ bay qua những khoảng hẹp của những chiếc ốc với độ cao khác nhau tạo ra sự mê hoặc, trói chặt người chơi. Flappy Bird đã loại bỏ được mọi sự phức tạp không đáng có để tập trung vào một cơ chế vô cùng đơn giản". Còn tác giả bài viết Stephen Totilo thì cho rằng Flappy Bird là một thứ tuyệt vời. 

    Số phận của Flappy Bird?

    Nguyễn Hà Đông đang cân nhắc để Flappy Bird
    Flappy Bird sẽ được Nguyễn Hà Đông cân nhắc để "vỗ cánh" trở lại.

    Khi được phóng viên của Rolling Stone hỏi về tương lai của Flappy Bird, Nguyễn Hà Đông chia sẻ: “Tôi đang cân nhắc điều này”. Tuy nhiên, anh khẳng định chắc chắn sẽ vẫn giữ lại “đứa con” của mình và từ chối những lời đề nghị mua lại Flappy Bird.

    Trước đó, đại gia game nổi tiếng - Zynga đã đề nghị mua lại Flappy Bird với giá hàng trăm triệu USD. Không ít những công ty game, quỹ đầu tư… cũng quan tâm và đặt vấn đề mua lại Flappy Bird, tuy nhiên trước sự khẳng định của Hà Đông, Flappy Bird vẫn sẽ là game do người Việt thiết kế, do người Việt sở hữu.

    Ngay việc tạp chí âm nhạc hàng đầu thế giới - Rolling Stone sang tận Việt Nam để phỏng vấn Hà Đông cũng là một điều đáng để tự hào. Bởi tạp chí ngoài viết về âm nhạc còn đề cập đến những chân dung về những nhân vật nổi tiếng, từ chính trị gia, ngôi sao ca nhạc, thể thao, nhân vật của công chúng có uy tín lớn. Hà Đông và Flappy Bird thực sự đã tạo nên thương hiệu và uy tín lớn.

    Những dự định trong tương lai

    Nguyễn Hà Đông sẽ vẫn dành trọn tình yêu và đam mê của mình cho game và thiết kế game.

    Trong tháng này, Hà Đông dự định sẽ cho ra mắt 3 dự án game, gồm: một trò bắn súng có chủ đề cao bồi không tên, một trò chơi bay theo chiều thẳng đứng mang tên Kitty Jetpack và một "trò chơi cờ mang tính hành động" mang tên Checkonaut. Tất cả đều có điểm chung là lối chơi đơn giản, đồ họa hoài cổ và khó ghi điểm.

    Anh cũng dự định mua một chiếc xe Mini Cooper và một căn hộ.

    Việt Hương (T.H Theo Rolling Stone)

    Mời bạn đọc xem thêm Clip: Người việt nam chơi Flappy bird với số điểm kỷ lục

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/flappy-bird-co-kha-nang-se-vo-canh-tro-lai-a25318.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Lâu đài đắt đỏ bậc nhất Việt Nam

    Lâu đài đắt đỏ bậc nhất Việt Nam

    Với diện tích hơn 3.000 m2 tọa lạc tại vị trí với 4 mặt tiền, tổng chi phí xây dựng khoảng 100 tỉ đồng, lâu đài Tổng Hải Sơn được đánh giá là đắt đỏ nhất Việt Nam.