+Aa-
Zalo

Em bé co giật do sốt cúm A, bác sĩ mách phụ huynh một thứ không thể thiếu trong nhà

(ĐS&PL) - Trước tình hình một số trẻ nhỏ bị co giật do sốt cao khi mắc cúm A, các bác sĩ chỉ ra một vật dụng không thể thiếu trong nhà.

Theo Dân Việt, ngày 9/2, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại hình ảnh một trẻ nhỏ bị sốt cao lên cơn co giật do nhiễm cúm A khiến nhiều người không khỏi hoảng hồn.

Theo đó, một cháu bé đang được người thân bế do sốt cao tại phòng khám đã lên cơn co giật. Ngay lúc này, có y bác sĩ đã tiến hành sơ cứu. Bác sĩ cũng cảnh báo các gia đình có trẻ nhỏ nên chuẩn bị sẵn thuốc hạ sốt, đồng thời trang bị kiến thức để có thể kịp thời xử lý những tình huống tương tự, nhất là khi cúm A đang phổ biến như hiện nay.

Video ghi lại sự việc. Nguồn video: Tri Thức & Cuộc sống.

Đoạn clip sau khi được đăng tải đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Nhiều người chia sẻ để cảnh báo người thân, bạn bè…

Tạp chí Gia Đình dẫn lời bác sĩ Lê Văn Thiệu, Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các chủng virus cúm gây ra. Bệnh rất dễ bị nhầm lẫn với cảm cúm thông thường do có nhiều triệu chứng khá tương đồng.

Tuy nhiên, người bị cúm A không nên xem nhẹ. Bệnh diễn tiến rất nhanh và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát thành dịch trên diện rộng, gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và cả cuộc sống của người bệnh. Thậm chí có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khó lường trước.

Theo bác sĩ Thiệu, sốt cao gây co giật thường ít gặp do nguyên nhân cúm vì cúm thường sốt không quá cao. Tuy nhiên, cùng nguyên nhân cúm nhưng có trẻ không sốt hoặc sốt cao, đối tượng sốt gây co giật thường nằm ở khoảng 39 độ C trở lên, nhiệt độ càng cao nguy cơ này xuất hiện càng nhiều.

"Độ tuổi hay gặp co giật do sốt khoảng 6 tháng đến 5 tuổi, thường hay gặp ở trẻ 12 tháng đến 18 tháng tuổi. Để giảm nguy cơ co giật các bố mẹ nên theo dõi nhiệt độ cho trẻ, nhiệt độ chính xác nhất vẫn là nhiệt kế thủy ngân. 

Khi trẻ trên 38 độ C có thể bắt đầu dùng thuốc hạ sốt, đặc biệt lưu ý đối với trẻ đã có tiền sử co giật trước đó thì không nên để sốt cao. Sốt co giật đơn thuần thường không gây tổn thương não và không để lại di chứng. Nếu cơn sốt cao liên tục từ 39 - 40 độ C và không hạ sốt thì cần đưa trẻ đến viện thăm khám ngay", bác sĩ Thiệu nhấn mạnh.

Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/em-be-co-giat-do-sot-cum-a-bac-si-mach-phu-huynh-mot-thu-khong-the-thieu-trong-nha-a506614.html
Sự kiện: Đời sống 24h
Zalo

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

Đã tặng:
Tặng quà tác giả

Bổ ích

Xúc động

Sáng tạo

Độc đáo
BÌNH LUẬN
Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
Tin liên quan
Tin cùng tác giả
Tin cùng chuyên mục
Nổi bật trong ngày
Lá khế có tác dụng gì?

Lá khế có tác dụng gì?

Sức khoẻ - Làm đẹp14:15 31/03/2025

Không chỉ quả khế, các bộ phận khác của cây khế như lá, thân, rễ và hoa cũng có thể được sử dụng để chữa bệnh.

Những điều thú vị để khám phá kinh thành Huế

Những điều thú vị để khám phá kinh thành Huế

Ăn - Chơi13:40 31/03/2025

Kinh thành Huế, biểu tượng của một thời vàng son đã qua, không chỉ là một quần thể di tích lịch sử mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, nghệ thuật độc đáo.