+Aa-
    Zalo

    [E] Những mốc son chói lọi trong hơn 70 năm trị vì của Nữ hoàng Elizabeth II

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Với việc trị vì trong 70 năm và 7 tháng liên tiếp (từ 6/2/1952 đến 8/9/2022), Nữ hoàng Elizabeth II trở thành người giữ ngai vàng lâu nhất trong lịch sử Hoàng gia Anh.

    Bích Thảo

    Với việc trị vì trong 70 năm và 7 tháng liên tiếp (từ 6/2/1952 đến 8/9/2022), Nữ hoàng Elizabeth II trở thành người giữ ngai vàng lâu nhất trong lịch sử Hoàng gia Anh.

    The Guardian đưa tin, vào hồi 18h30 ngày 8/9 (giờ địa phương), Nữ hoàng Anh Elizabeth II đã qua đời ở tuổi 96. Theo Điện Buckingham, Nữ hoàng đã ra đi một cách bình yên, toàn bộ Hoàng gia sẽ ở lại lâu đài Balmoral trước khi trở lại London.

    Nữ hoàng Elizabeth có tên đầy đủ là Elizabeth Alexandra Mary. Bà là nữ hoàng có thời gian trị vì lâu nhất trong lịch sử nước Anh với thời gian là 7 năm 7 tháng (từ 6/2/1952 đến 8/9/2022), cũng là vị vua có thời gian tại vị lâu nhất trên thế giới.

    Nữ hoàng Elizabeth II sinh ngày 21/4/1926 tại London, Anh, là con gái đầu của Thái tử Albert (tức Vua George VI) và công nương Elizabeth Bowes - Lyon. Bà không phải là người thừa kế trực tiếp ngai vàng vì chú của bà - Quốc vương Edward VIII - mới là người thừa kế tiếp theo.

    Tuy nhiên, Quốc vương Edqard VIII đã tự nguyện từ bỏ ngai vàng để kết hôn với vị hôn thê người Mỹ Wallis Warfield Simpson sau khi cầm quyền chưa đầy 1 năm. Kết quả, George VI trở thành Quốc vương mới của Anh và bà Elizabeth trở thành người thừa kế ngai vàng tiếp theo.

    Năm 19 tuổi, công chúa Elizabeth II tham gia Lực lượng Hỗ trợ mặt đất (ATS).

    Vào năm 1952, khi Elizabeth được 25 tuổi và đang thăm Khối thịnh vượng chung thay cho cha mình, bà đột ngột hay tin ông đã qua đời. Lúc ấy, bà đang ở cùng chồng là ông Philip tại một nhà nghỉ xa xôi ở Kenya. Elizabeth ngay lập tức quay trở lại thủ đô London để đăng quang với tư cách là Nữ hoàng Anh.

    Bà chính thức lên ngôi ngày 2/6/1953 khi 27 tuổi. “Mặc dù tôi có ít kinh nghiệm và nhiệm vụ còn quá mới mẻ, nhưng tôi có thể noi theo tấm gương của cha mẹ và ông bà một cách chắc chắn và tự tin”, Nữ hoàng Elizabeth II phát biểu trong lễ đăng quang của mình.

    Kể từ đó, bà trở thành nhân vật "bất biến" dù cho bối cảnh chính trị và xã hội Anh luôn thay đổi. Trong khoảng thời gian Nữ hoàng Elizabeth II trị vì, nước Anh đã trải qua 14 đời thủ tướng, bắt đầu với cựu Thủ tướng Winston Churchill (1952-1955) và hiện nay là Thủ tướng Liz Truss - người được Nữ hoàng Elizabeth II bổ nhiệm trong một buổi lễ tại lâu đài Balmoral tại Scotland vào ngày 6/9/2022 vừa qua, tức chỉ 2 ngày trước khi bà tự thế.

    Những con số ấn tượng

    Năm 1965, Nữ hoàng Elizabeth II có chuyến công du dài ngày tới Tây Đức. Đây là chuyến thăm đầu tiên của thành viên Hoàng gia Anh tới quốc gia này kể từ năm 1913. Chuyến thăm cũng đánh dấu 20 năm kết thúc Thế chiến II, tượng trưng cho sự hòa giải giữa hai nước.

    Chuyến công du tới Tây Đức vào năm 1965 là chuyến thăm đầu tiên của thành viên Hoàng gia Anh tới quốc gia này kể từ năm 1913.

    Trong chuyến công du tới Australia và New Zealand năm 1970, bà gây bất ngờ khi đi dạo giữa đám đông người dân thay vì vẫy tay chào từ khoảng cách xa - điều trái với truyền thống của Hoàng gia Anh vốn tồn tại hàng thế kỷ. Kể từ đó, cách chào hỏi gần gũi này trở thành thông lệ cho các thành viên Hoàng gia Anh khi dự sự kiện trong và ngoài nước.

    Nữ hoàng Elizabeth II giữ kỷ lục về các chuyến thăm trên toàn cầu. Kể từ năm 1952, bà đã tới hơn 100 quốc gia, cũng như thực hiện hơn 150 chuyến thăm đến các nước trong Khối Thịnh vượng chung.

    Theo tờ Daily Telegraph, các chuyến công du nước ngoài mà Nữ hoàng Elizabeth II đã thực hiện có tổng quãng đường di chuyển tương đương 42 lần vòng quanh thế giới trước khi bà dừng công du nước ngoài từ tháng 11/2015, ở tuổi 89.

    Nữ hoàng Elizabeth II giữ kỷ lục về các chuyến thăm trên toàn cầu.

    Chuyến công tác nước ngoài dài nhất mà bà thực hiện kéo dài 168 ngày, từ tháng 11/1953-5/1954, khi bà đi thăm 13 quốc gia trên thế giới. Khi trở thành Nữ hoàng Anh, bà đã thực hiện 21.000 cam kết, đóng ấn hoàng gia cho 4.000 văn bản pháp luật, tiếp đón 112 chuyến thăm cấp nhà nước của các lãnh đạo nước ngoài, chủ trì hơn 180 nữa tiệc vườn thượng uyển tại Điện Buckingham với tổng số lượng khách là 1,5 triệu người.

    Trong khoảng thời gian Nữ hoàng Elizabeth II trị vì, nước Anh đã trải qua 13 đời thủ tướng, bắt đầu với cựu Thủ tướng Winston Churchill (1952-1955) và hiện nay là Thủ tướng Boris Johnson cầm quyền từ năm 2019. Bà thường tổ chức các cuộc gặp riêng hằng tuần với thủ tướng tại Cung điện Buckingham. Bà cũng là bậc quân vương có cuộc hôn nhân lâu bền nhất, 73 năm, trong lịch sử Hoàng gia Anh.

    Nữ hoàng Elizabeth II còn được coi là vị quân vương tiên phong trong nhiều lĩnh vực thuộc kỷ nguyên số hóa.

    Năm 1976, bà là bậc quân vương đầu tiên của Anh gửi thư điện tử (email) trong chuyến thăm trụ sở nghiên cứu của Bộ Quốc phòng Anh. Nữ hoàng Elizabeth II cũng là người kích hoạt trang web chính thức của điện Buckingham năm 1997, đăng bài đầu tiên trên Twitter năm 2014 và chính thức có tài khoản mạng Instagram vào năm 2019.

    Dấu mốc đáng nhớ

    Tháng 11/1947, Công chúa Elizabeth làm đám cưới với Hoàng tử Philip của Hy Lạp tại nhà thờ Westminster Abbey. Cuộc hôn nhân này tới nay vẫn được nhắc đến như một trong những câu chuyện tình lãng mạn nhất Hoàng gia Anh. Hai người gặp nhau lần đầu năm Công chúa Elizabeth II mới 13 tuổi. Từ đó, cả hai thư từ qua lại và duy trì liên lạc.

    Hôn lễ của Công chúa Elizabeth và Hoàng tử Philip tổ chức ngày 20/11/1947. Vì tình yêu của đời mình, ông Philip từ bỏ danh vị ở quê nhà để trở Hoàng thân nước Anh.

    Một trong những giai đoạn thăng trầm nhất trong cuộc đời của Nữ hoàng bắt đầu với đám cưới cổ tích của con trai cả và người thừa kế của bà, Thái tử Charles, với Công nương Diana Spencer vào ngày 29/7/1981.

    Mặc dù Công nương Diana được người dân Anh vô cùng yêu mến nhưng cặp đôi này đã có một cuộc hôn nhân đầy chông gai. Năm 1992, Thái tử Charles và Công nương Diana ly hôn.

    Hình ảnh trong đám cưới của Thái tử Charles và Công nương Diana.

    Nữ hoàng Elizabeth cũng gọi năm 1992 là “annus horribilis” (tức “năm thảm khốc” trong tiếng Latinh), vì cùng năm, hai người con khác của bà là Hoàng tử Andrew và Công chúa Anne cũng đều gặp vấn đề trong hôn nhân, cùng với đó là vụ hỏa hoạn tại lâu đài Windsor.

    Năm 2021, Nữ hoàng Anh Elizabeth II đối mặt một năm đầy thử thách với ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, mối lo về sức khỏe và sự ra đi của Hoàng thân Philip. Nữ hoàng được cho là phải đối mặt với quãng thời gian khó khăn sau khi người chồng gắn bó hơn 70 năm qua đời.

    Đại lễ “có một không hai”

    Năm 2022, Vương quốc Anh tổ chức Đại lễ Bạch kim kỷ niệm 70 năm trị vì của bà, với các màn diễu hành hoành tráng và những bữa tiệc trên đường phố. Sự kiện này được cho là Đại lễ Bạch kim đầu tiên và duy nhất của Anh.

    Để kỷ niệm sự kiện 70 năm trị vì và vinh danh những đóng góp của Nữ hoàng Elizabeth II, Đại lễ Bạch kim (Platinum Jubilee) được tổ chức từ ngày 2-5/6 trong sự mong đợi của người dân trên thế giới, đặc biệt tại Vương quốc Anh và các quốc gia thuộc Khối Thịnh vượng chung.

    Các thành viên Hoàng gia Anh tham dự lễ trao danh hiệu bạch kim, đánh dấu kết thúc chuỗi ngày kỷ niệm 7 thập kỷ trị vì của Nữ hoàng Elizabeth II.

    Với 200.000 sự kiện địa phương và tiệc đường phố, Đại lễ Bạch kim được mở màn bằng lễ diễu hành của quân đội Hoàng gia Anh (Trooping the Colour) ở thủ đô London vào sáng 2/6, là nghi lễ hằng năm kỷ niệm sinh nhật vị quân vương nước Anh. Buổi lễ có sự góp mặt của các thành viên Hoàng gia diễu hành trên lưng ngựa và xe ngựa. Kết thúc lễ diễu hành là màn bay biểu diễn của Không quân Hoàng gia Anh dưới sự chứng kiến của các thành viên Hoàng gia từ ban công Điện Buckingham.

    Hàng nghìn nghệ sĩ biểu diễn diễu hành dọc theo tuyến đường dài ba km từ Tổng hành dinh Hộ Kỵ binh Hoàng gia Anh ở trung tâm thủ đô London tới Cung điện Buckingham.

    Các sự kiện chính thức khác của Đại lễ gồm lễ tạ ơn tại nhà thờ St Paul ở London vào ngày 3/6 và bữa tiệc Bạch kim tại Cung điện do Nữ hoàng chủ trì.

    Vào ngày cuối cùng của Đại lễ là màn trình diễn Đại lễ Bạch kim với sự tham gia của hơn 10.000 người, biểu diễn âm nhạc, nghệ thuật sân khấu, thể thao, hóa trang nhằm tái lhiện các dẫu mốc quan trọng trong 70 năm trị vì của Nữ hoàng.

    Cùng ngày, bữa trưa lớn mừng Đại lễ Bạch kim được tổ chức trên toàn quốc, với hơn 60.000 người đăng ký tham dự. Trên toàn Khối thịnh vượng chung và phần còn lại của thế giới, hơn 600 bữa trưa lớn cũng được tổ chức tại hơn 80 quốc gia, trải dài trên nhiều châu lục.

    DOISONGPHAPLUAT.COM |

    <% include googleAnalystic %>
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/e-nhung-moc-son-choi-loi-trong-qua-70-nam-tri-vi-cua-nu-hoang-elizabeth-ii-a550462.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan