+Aa-
    Zalo

    Đường 1 chiều là đường như thế nào?

    (ĐS&PL) - Đường một chiều là loại đường mà các phương tiện giao thông chỉ được phép di chuyển theo một hướng nhất định.

    Đường 1 chiều là đường như thế nào?

    Theo hướng dẫn tại Quy chuẩn 41:2019/BGTVT, đường một chiều là đường chỉ cho đi một chiều. Các phương tiện lưu thông trên đường này chỉ được được phép đi theo một chiều nhất định. Quy định này áp dụng đối với tất cả các phương tiện tham gia giao thông, trừ các xe ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

    Các loại xe ưu tiên gồm xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ; xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường; xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu; xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật được phép đi vào đường ngược chiều.

    Đường một chiều hiện không có ký hiệu cố định mà được nhận diện thông qua các biển báo giao thông báo hiệu đường một chiều bao gồm: Biển báo I.407a, biển báo I.407b, biển báo I.407c và biển báo P.102 “Cấm đi ngược chiều”.

    Để nhận biết đường một chiều một cách đơn giản, người tham gia giao thông trước hết cần quan sát tìm biển báo giao thông trước đoạn giao nhau.

    Biển báo cấm đi ngược chiều.

    Biển báo cấm đi ngược chiều.

    Chạy xe trên đường 1 chiều cần lưu ý gì?

    Nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất khi di chuyển trên đường một chiều là người lái xe phải đi đúng chiều. Đường một chiều chỉ cho phép phương tiện di chuyển theo một hướng, vì vậy việc đi ngược chiều sẽ không chỉ gây nguy hiểm mà còn bị xử phạt nặng.

    Trên đường một chiều, biển báo giao thông và tín hiệu đèn đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết phương tiện. Người lái xe cần lưu ý các biển chỉ dẫn như: Biển chỉ dẫn đường một chiều: Báo hiệu rằng đây là đường chỉ cho phép đi theo một hướng. Biển báo cấm rẽ: Ở nhiều đoạn đường một chiều, sẽ có biển báo cấm rẽ trái hoặc phải, đặc biệt là ở các giao lộ để tránh tình trạng xe đi vào đường ngược chiều. Đèn giao thông: Tại các ngã tư giao cắt, đèn tín hiệu là yếu tố cần chú ý để điều chỉnh tốc độ và đảm bảo an toàn khi qua giao lộ.

    Khi di chuyển trên đường một chiều, bạn cần tuân thủ quy định về làn đường. Thông thường, làn ngoài cùng bên trái được dành cho xe rẽ trái hoặc các phương tiện di chuyển nhanh, trong khi làn ngoài cùng bên phải dành cho xe rẽ phải hoặc các phương tiện di chuyển chậm hơn. Việc di chuyển không đúng làn đường quy định có thể dẫn đến tắc nghẽn và tăng nguy cơ tai nạn.

    Quay đầu xe trên đường một chiều là hành vi vi phạm luật giao thông. Trên đường một chiều, việc quay đầu sẽ gây nguy hiểm cho các phương tiện đi đúng chiều, thậm chí có thể gây ra tai nạn. Người điều khiển phương tiện chỉ được phép quay đầu ở những nơi có biển báo cho phép hoặc ở các nút giao thông có đèn tín hiệu.

    Khi di chuyển trên đường một chiều, người tham gia giao thông cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về hiệu lệnh, biển báo và tín hiệu giao thông. Việc chạy đúng chiều, giữ khoảng cách an toàn, không quay đầu và chú ý khi rẽ là những yếu tố quan trọng giúp đảm bảo an toàn cho chính bản thân và người tham gia giao thông khác.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/uong-1-chieu-la-uong-nhu-the-nao-a475109.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Xe biển E là xe gì?

    Xe biển E là xe gì?

    Các ký hiệu chữ cái xuất hiện trên biển số xe được quy định trong Thông tư số 15/2014/TT-BCA quy định về đăng ký xe do Bộ Công an ban hành.