Xuất phát từ quan niệm sai lầm khi đánh đồng giấy cuộn sử dụng trong nhà vệ sinh với giấy ăn được sản xuất riêng đều có thể thay thế cho nhau trong những lúc cần thiết, nhiều người đang tự hại sức khỏe của mình.
Dùng giấy vệ sinh để lau miệng dễ mắc các bệnh về da, mắt, đường hô hấp... |
Giấy ăn và giấy vệ sinh là hai loại hoàn toàn khác nhau được sản xuất theo quy trình khác biệt nên giấy vệ sinh và giấy ăn là hai cấp độ về chất lượng.
So với giấy vệ sinh dùng trong toilet, giấy ăn cần nhiều hơn yêu cầu về độ sạch sẽ.
Khi bạn dùng loại giấy này để lau thìa đũa và chùi miệng lúc ăn xong là bạn đang gián tiếp mang bệnh vào trong cơ thể. Nếu tiếp xúc với loại giấy ăn độc hại này thường xuyên, bạn có nguy cơ mắc các bệnh về da, mắt, đường hô hấp... nên cần chú ý khi sử dụng. Cách tốt nhất là nên vắt chanh vào đầu đũa trước khi ăn chứ không nên dùng giấy vệ sinh để lau nhé.
Hạn sử dụng trung bình của giấy vệ sinh thường là 2-3 năm, tốt nhất là bảo quản trong điều kiện phòng kho khô, thông thoáng. Loại giấy vệ sinh khi bị quá hạn sử dụng có thể dễ dàng bị nhiễm vi khuẩn bẩn, nếu phát hiện giấy vệ sinh có nấm mốc hoặc rơi mủn bột giấy thì tuyệt đối không nên tiếp tục sử dụng.
Nhiều cô nàng có thói quen ra đường là phải có sẵn một ít giấy vệ sinh trong túi để dùng khi có việc cần. Tuy nhiên, giấy vệ sinh khi tiếp xúc với một số vật dụng khác trong túi sẽ sản sinh ra nhiều vi khuẩn tích tụ vào giấy. Chưa nói đến việc giấy vệ sinh khi để bên ngoài quá lâu cũng đã bám bụi bẩn rất nhanh rồi. Vậy nên, hãy thay đổi thói quen này đi nếu bạn không muốn nuôi mầm bệnh vào trong cơ thể.
Vì vậy, hãy kiểm tra xem những "ngộ nhận" về giấy vệ sinh trên bạn có vướng phải điều nào không. Để bảo vệ sức khoẻ bản thân và gia đình, hãy thay đổi thói quen và tìm hiểu cách sử dụng giấy vệ sinh cho hợp lý.
Việt Hương (T/h)