+Aa-
    Zalo

    Động xương chùa Thầy cùng những điều kỳ bí

    • DSPL

    (ĐS&PL) - “Gái chưa chồng thăm hang Cắc Cớ. Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy”.Câu thơ trên nói về 2 danh thắng nổi tiếng ở xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội. Hang Cắc Cớ: Hang Cắc Cớ thuộc khu di tích chùa Thầy ở xã Sài Sơn (Quốc Oai, Hà Nội). Đây là địa điểm được nhiều du khách và người dân địa phương chọn làm điểm thăm quan, vãn cảnh chùa đầu xuân năm mới.

     

    Hội Chùa Thầy: được lưu lại trong sử sách là có từ thời nhà Đinh khoảng những năm, (968 – 980) Hội hàng năm diễn ra từ ngày mùng 5 đến ngày 7 tháng 3 âm lịch. Chùa Thầy được xếp vào top những ngôi chùa lâu đời cổ kính nhất Việt Nam. Ban đầu chùa Thầy chỉ là một am nhỏ gọi là Hương Hải am, nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh trụ trì. Thời Vua Lý Nhân Tông đã cho xây dựng lại gồm hai cụm chùa: chùa Cao (Đỉnh Sơn Tự) ở trên núi và chùa Dưới (tức chùa Cả, tên là Thiên Phúc Tự).

    003 atgt 100000902still039
    Chùa Thầy  xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội

    Từ những giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, cùng với đó là những kiến thức sâu rộng, uyên bác của nền giáo lý nhà Phật. Cho dù vào mùa nào trong năm, mỗi ngày vẫn có hàng trăm, hàng ngàn lượt khách đến tham quan, vãn cảnh. Ngoài sự linh thiêng của ngôi chùa ngàn năm tuổi thì vùng đất này có những câu chuyện ly kỳ đi vào huyền sử khi nhắc đến câu chuyện về Hang Cắc Cớ đầy rẫy nguy hiểm và bí ẩn.

    Con đường lên tới Chùa Cao còn được gọi là (Đỉnh Sơn Tự) nằm trong quần thể khu di tích quốc gia đặc biệt, nối với chùa Cả qua cầu Nguyệt Tiên, tọa ở lưng chừng núi, còn gọi là Am Hiển Thuỵ với hang Thánh hóa là nơi nhà sư Từ Đạo Hạnh giải thi (trút xác) để đầu thai làm con của Sùng Hiền Hầu, sau trở thành vua Lý Thân Tông. 

    003 atgt 100005228still040
    Chùa Thầy với cảnh sắc non nước hữu tình là điểm đến được nhiều du khách thập phương đến thăm quan

    Đối với những người lần đầu tiên đến chùa Thầy, ngay cả khi có biển chỉ đường đi chăng nữa cũng gặp rắc rối trong việc tìm đến hang Cắc Cớ và đường đi đến bể xương chứa tới 3.600 bộ hài cốt.

    Hành trình đi vào hang Cắc Cớ phải đi men theo con đường nhỏ đầy đá nhọn và càng lên đến đỉnh thì càng khó đi hơn. Người dân địa phương truyền miệng nhau rằng: “Sở dĩ đường lên hang Cắc Cớ hiểm trở như vậy là để thử thách những cặp đôi, hay khách đến đây để cầu nguyện những điều tốt lành cho chủ yếu là cho tình duyên của mình”.

    003 atgt 100015903still041
    Đường lên hang Cắc Cớ

    Người dân ở đây truyền tai nhau rằng: Tương truyền hang có 9 tầng, tương ứng với chín tầng địa ngục. Hang sâu thẳm, tối om, phải dùng đèn pin và đi dò dẫm từng bước mới có thể xuống được. Khu vực này như một ma trận, với rất nhiều ngóc ngách. Có ngách đi thẳng, có ngách đi xuống, có ngách dốc ngược lên trời, lại có ngách ở lưng chừng vách, trên nóc vòm động.

    Đi sâu bên trong, hang động này dường như vẫn còn nguyên vẻ hoang sơ của thiên nhiên kiến tạo nên. Ngoài những lớp trầm tích kiến tạo của hang đá, nhũ thạch tạo nên những hình thù kỳ dị. Ở gần cửa hang có một “bức tượng” đá khá đặc biệt hình một cậu bé. Nó không được đục đẽo hay tạo hình bởi con người mà bởi thiên nhiên. Bức tượng nằm ngay dưới một “búp sen thần mọc ngược” trên trần hang, nước từ búp sen chảy xuống, được ví như đang tắm cho cậu bé.

    003 atgt 100025022still043
    Trong hang nhiều hình thù được thiên nhiên "gọt đẽo" rất kỳ bí

    Những nhũ đá trong hang với những hình thù thiên tạo gắn với nhiều sự tích huyền bí, sinh động như có bàn tay con người tạo tác.  Đi sâu hơn đến cổng trời, nơi thông thiên giữa trời và đất, sương mù từ dưới bay lên gặp ánh sáng trở nên thật huyền ảo.

    Theo những bậc đá trơn trượt là đến bàn thờ Lữ Gia, nơi thờ những nghĩa quân tương truyền chống Hán xưa kia thất trận chết tại đây. Không khí ẩm thấp nhuốm mùi nhang khói làm mọi người thấy lành lạnh sống lưng, dấn bước vào sâu hơn là bể xương khổng lồ.

    003 atgt 100034721still045
    Bể xương nằm ở cuối cùng tầng 2 hang Cắc Cớ được nhiều du khách tò mò đến khám phá

    Điểm đáng chú ý nhất của hang, cũng là điểm cuối cùng mà du khách được phép tới đó là Bể xương nằm ở cuối tầng 2 của “hang Địa ngục”. Qua tấm kính mỏng, người tham quan có thể thấy rất rõ hàng ngàn mẩu xương, từ những khúc xương to như cẳng chân, cẳng tay cho đến những mảnh xương nhỏ. Bên trong bể vẫn còn có thể nhìn thấy rõ 2 bộ đầu lâu vẫn còn nguyên hình, nằm ở chính giữa mà chắc nhiều người nhìn thấy cũng có phần hoảng sợ.

    Hàng trăm năm qua Chùa Thầy nói chung, đặc biệt là hang Cắc Cớ (Động Xương) đã thu hút khá nhiều du khách từ khắp nơi tới tham quan, khám phá. Và hang động này không chỉ thu hút những bạn trẻ ưa mạo hiểm, mà cả những vị khách nước ngoài này cũng không khỏi tò mò.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dong-xuong-chua-thay-nhung-dieu-ky-bi-a564032.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.