+Aa-
    Zalo

    Dòng tiền âm hơn 1.400 tỷ đồng sau khi về tay, ông chủ mới của Vinaconex nói gì?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Hoạt động kinh doanh không những không giúp gia tăng thêm nguồn tiền cho Vinaconex mà trái lại, còn tiêu tốn lượng tiền lên đến cả nghìn tỷ đồng chỉ riêng trong năm vừa q

    Hoạt động kinh doanh không những không giúp gia tăng thêm nguồn tiền cho Vinaconex mà trái lại, còn tiêu tốn lượng tiền lên đến cả nghìn tỷ đồng chỉ riêng trong năm vừa qua.

    Ngày 29/6, Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 của Tổng CTCP Xây dựng và xuất nhập khẩu Việt Nam (Vinaconex, mã VCG) đã diễn ra sau hơn một năm về tay ông chủ mới.

    Hiện Công ty TNHH An Quý Hưng là cổ đông lớn nhất sau khi mua lại từ SCIC trong phiên đấu giá cuối năm 2018. Bộ máy cũng được kiện toàn lại, ông Đào Ngọc Thanh hiện là Chủ tịch Vinaconex.

    Trong phiên thảo luận - phần “nóng” nhất của đại hội, ông Đào Ngọc Thanh - Chủ tịch VCG trả lời 8 câu hỏi của cổ đông. Trong đó, một trong nội dung được cổ đông quan tâm đó là dòng tiền kinh doanh của Vinaconex âm hơn nghìn tỷ đồng.

    BCTC cho thấy, năm 2019, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Vinaconex âm 1.493 tỷ đồng, trong khi năm trước con số này là 50 tỷ đồng.

    Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 của Vinaconex đã diễn ra sau hơn một năm về tay ông chủ mới. Ảnh: Dân trí

    Tình trạng âm dòng tiền tiếp tục kéo dài tới quý I/2020. Cụ thể, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Vinaconex vẫn âm tới 1.060 tỷ đồng, gấp 4 lần so với cùng kỳ năm trước.

    Trả lời thắc mắc của cổ đông, ông Thanh cho biết, với các khoản tài chính, cá nhân ông không tự quyết định, tất cả đều phải thể hiện trên con số trong báo cáo tài chính đầy đủ. Các con số này cũng đã được kiểm toán bởi Deloitte - một công ty kiểm toán trong nhóm Big4.

    Dòng tiền âm của Vinaconex chủ yếu là do các khoản phải thu của tăng rất mạnh. Đến cuối năm 2019, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm đến hơn 60% tài sản ngắn hạn và chiếm hơn 37% tổng tài sản của Vinaconex. Trong đó, chủ yếu là gia tăng các khoản trả trước cho người bán ngắn hạn và khoản phải thu liên quan đến việc góp vốn vào các hợp đồng hợp tác kinh doanh.

    Cụ thể hơn, trong năm 2019, Vinaconex đã tăng trả trước cho Công ty Cổ phần Xây dựng số 12 số tiền lên đến 578 tỷ đồng; cùng với đó là Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Phát triển hạ tầng Royal Hà Nội với số tiền 103 tỷ đồng, Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Phát triển hạ tầng Long Việt với số tiền 74 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Dịch vụ Đầu tư và Quản lý Bất động sản Việt với số tiền 50 tỷ đồng.

    Đáng nói, Royal Hà Nội và Long Việt là những "người bán" được Vinaconex trả trước lần lượt 103 tỷ đồng và 74 tỷ đồng lại chỉ được thành lập trước khi Vinaconex "gửi tiền" ít ngày, đều trong tháng 11/2019.

    Royal Hà Nội thành lập vào ngày 26/11/2019, có vốn điều lệ 120 tỷ đồng, do bà Lại Thị Lanh (SN 1965) làm giám đốc. Còn Long Việt được thành lập vào ngày 15/11/2019, quy mô vốn 99 tỷ đồng, do ông Vũ Thế Long làm giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật. Ông Long có tuổi đời còn khá trẻ, sinh năm 1994. Trong khi đó, CTCP Xây dựng số 12 (V12) là doanh nghiệp do Vinaconex sở hữu 36% vốn.

    Ngoài hai doanh nghiệp này, tính đến cuối năm 2019, Vinaconex còn ghi nhận khoản trả trước lên tới 578,28 tỷ đồng với CTCP Xây dựng số 12 (V12) - doanh nghiệp do Vinaconex sở hữu 36% vốn.

    Các "khoản chi" vừa nêu góp phần khiến số dư trả trước cho người bán ngắn hạn trên báo cáo tài chính hợp nhất năm 2019 (đã soát xét) của Vinaconex tăng 2,83 lần, từ 481,7 tỷ đồng hồi đầu năm, lên mức 1.363,28 tỷ đồng.

    Vinaconex còn phát sinh các khoản phải thu khác tổng cộng hơn 933 tỷ đồng (tăng gần 26 lần so với đầu năm 2019) là giá trị tiền góp vốn theo các hợp đồng hợp đồng hợp tác kinh doanh. Đối tác của Vinaconex trong các hợp đồng này không được thuyết minh cụ thể.

    Thêm nữa, trong Quý 1/2020, Vinaconex còn ghi nhận khoản lãi bất thường hơn 633 tỷ đồng từ thoái vốn các khoản đầu tư, chủ yếu đến từ việc thoái vốn khỏi CTCP Đầu tư và Phát triển Năng lượng Vinaconex.

    Về mặt dòng tiền, hoạt động thu hồi đầu tư vốn vào các đơn vị khác đem về cho Vinaconex hơn 788 tỷ đồng. Tuy nhiên, ở chiều hướng ngược lại, tổng công ty này dành hơn nửa nghìn tỷ đồng để trích lập các khoản dự phòng. Trong đó, chủ yếu là khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi, với số dư trên bảng cân đối tính đến ngày 31/3/2020 là 838,46 tỷ đồng, tăng gấp 2,4 lần so với đầu năm. Tại thời điểm 31/3/2020, tổng lượng tiền và tương đương tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn (chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn) của Vinaconex chỉ còn hơn 1.747 tỷ đồng giảm hơn 554 tỷ đồng so với đầu năm.

    Theo BCTC hợp nhất, trong năm 2019 nợ vay ngân hàng của Vinaconex tăng từ 3.700 tỷ đồng lên 4.812 tỷ đồng, nhưng các khoản Trả trước cho khách hàng và Phải thu khác tăng rất mạnh (từ 1.481 tỷ lên 3.009 tỷ). Như vậy, Vinaconex đang phải đi vay ngân hàng (có trả lãi suất) để tài trợ cho những tài sản rủi ro cao như Phải thu khác và Trả trước cho người bán.

    Còn so với thời điểm cuối năm 2018 (trước khi Vinaconex hoàn tất việc đổi chủ, về thành công ty con của An Quý Hưng), lượng tiền của Vinaconex chỉ gần bằng 60%.
    Trả lời thắc mắc của cổ đông, ông Thanh cho biết, với các khoản tài chính, cá nhân ông không tự quyết định, tất cả đều phải thể hiện trên con số trong báo cáo tài chính đầy đủ. Các con số này cũng đã được kiểm toán bởi Deloitte - một công ty kiểm toán trong nhóm Big4.

    “Nếu ai thấy có vấn đề gì mà công ty kiểm toán này làm chưa chính xác thì hoàn toàn có thể khiếu nại. Nếu cổ đông thấy HĐQT không minh bạch, có thể chỉ rõ không minh bạch ở điểm nào chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm”, ông Thanh nói.

    Ông Thanh cũng cho biết, trước đây Vinaconex ít tham gia đầu tư, trong khi đó từ năm ngoái đến năm nay tổng công ty gia tăng hoạt động. Tổng công ty thực hiện nhiều dự án nhưng chưa ghi nhận dòng tiền.

    Vũ Đậu(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dong-tien-am-hon-1400-ty-dong-sau-khi-ve-tay-ong-chu-moi-cua-vinaconex-noi-gi-a329024.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan