Nếu chính phủ Mỹ đóng cửa thêm hai tuần nữa, tổng thiệt hại mà nền kinh tế gánh chịu sẽ lên đến 6 tỷ USD, vượt qua cả con số 5,7 tỷ USD mà ông Trump đề nghị cho dự án xây bức tường biên giới.
Tính đến hôm qua (12/1), chính phủ Mỹ lập kỷ lục buồn khi bước sang ngày thứ 22 trong tình trạng hoạt động cầm chừng, vượt qua khoảng thời gian 21 ngày đóng cửa dưới thời Tổng thống Bill Clinton, theo CNN.
Nhiều cơ quan tạm ngừng hoạt động vì chính phủ đóng cửa một phần - Ảnh: Reuters. |
Theo thống kê của New York Times, kể từ năm 1976, có tổng cộng 21 lần chính phủ Mỹ rơi vào cảnh gián đoạn cấp ngân sách với những mức độ đóng cửa khác nhau.
Trong nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Clinton từng phủ quyết dự luật chi tiêu do quốc hội thuộc đảng Cộng hòa kiểm soát, khiến chính phủ đóng cửa một phần từ ngày 16/12/1995 - 6/1/1996 (21 ngày).
Đợt đóng cửa lần này xuất phát từ bất đồng giữa Tổng thống Donald Trump và quốc hội, đặc biệt là các nghị sĩ đảng Dân chủ, về yêu cầu cấp ngân sách hơn 5 tỷ USD của ông chủ Nhà Trắng cho mục đích xây bức tường ngăn chặn người nhập cư bất hợp pháp tại khu vực biên giới với Mexico.
Từ ngày 11/11, gần 800.000 nhân viên chính phủ Mỹ đã không được nhận tiền lương. Đàm phán mở cửa lại ngày 1/4 chính phủ trong tuần qua đã bị ngăn chặn. Tổng thống Trump cương quyết đòi Hạ viện phải thông qua đề xuất xây tường biên giới của mình.
Trước đó, Tổng thống Trump từng tuyên bố sẵn sàng để chính phủ đóng cửa nhiều tháng “thậm chí hàng năm” cho đến khi quốc hội nhượng bộ.
Hạ viện do Mỹ đảng Dân chủ kiểm soát đã thông qua một số đạo luật cho phép tạm thời cấp ngân sách để chính phủ hoạt động. Tuy nhiên, Thượng viện Mỹ do đảng Cộng hòa kiểm soát không chấp nhận thông qua các đạo luật này.
Tổng thống Trump đã nhiều lần đề cập khả năng tuyên bố tình trạng khẩn cấp, qua mặt Hạ viện Mỹ để huy động ngân sách từ các nguồn quỹ khác, xây một phần bức tường biên giới theo đánh giá cấp thiết.
Một tuyến đường tại Công viên Quốc gia Arches, bang Utah, phải ngưng hoạt động do tình trạng chính phủ Mỹ đóng cửa - Ảnh: Reuters. |
Cùng với tình trạng chính phủ Mỹ đóng cửa và chưa thấy lối thoát, nền kinh tế Mỹ có thể chịu nhiều tổn hại do hàng trăm nghìn lao động trong khu vực công bị trễ lương. Các chương trình hỗ trợ lương thực, khuyến khích tiêu dùng, hồ sơ xin vay,... cũng bị gián đoạn.
Theo đánh giá của S&P Global Rating, nếu chính phủ Mỹ đóng cửa thêm hai tuần nữa, tổng thiệt hại mà nền kinh tế gánh chịu sẽ lên đến 6 tỷ USD, vượt qua cả con số 5,7 tỷ USD mà ông Trump đề nghị cho dự án xây tường.
Minh Minh(T/h)