+Aa-
    Zalo

    Donald Trump và chính sách đối ngoại không hề “điên khùng”

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Nhiều nhà phân tích cho rằng, những chính sách đối ngoại tưởng như không hiệu quả của Donald Trump lại có thể mang lại hiệu quả tốt đẹp cho nước Mỹ.

    (ĐSPL) – Nhiều nhà phân tích cho rằng, những chính sách đối ngoại tưởng như không hiệu quả của Donald Trump lại có thể mang lại hiệu quả tốt đẹp cho nước Mỹ.

    Chính sách đối ngoại của Donald Trump phù hợp với bối cảnh nước Mỹ.

    Tại một thời điểm mà người dân Mỹ đang “vỡ mộng” vì những sai lầm của đường lối chính trị truyền thống, một đối số mà ông Trump có thể thực hiện nếu đắc cử có thể mang đến sự đột phá, ít nhất là cố gắng tìm đến một cách tiếp cận mới mẻ.

    Với lời lẽ gay gắt, mũ bóng chày đội lệch, Donald Trump đã đi khắp đất nước, khẳng định mong muốn cháy bỏng của ông là được vào Nhà Trắng và đưa ra những quyết định quan trọng có thể “thay da đổi thịt” cho nước Mỹ. Mặc dù bị chỉ trích nhiều về những phát ngôn gây sốc, cũng không được ủng hộ nhiều như đối thủ, ứng viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton, song rõ ràng, ông Trump có thế mạnh của riêng mình.

    Không thể phủ nhận Donald Trump là một ứng viên có quan điểm đặc biệt rõ ràng về chính sách đối ngoại, trong đó, ưu tiên của ông có thể được tóm gọn lại như sau: tôn trọng nhưng kiềm chế Tổng thống Nga Putin, kiểm soát hiệu quả người Mexico nhập cư và làm cho các nước khác phải trả giá thích hợp, tương xứng với sự bảo vệ của Mỹ.

    Vì hầu hết chính sách đối ngoại của ông Trump đều tương phản với Hillary Clinton - cựu đệ nhất phu nhân, cựu Thượng nghị sĩ, cựu Ngoại trưởng. Trump có thể dễ dàng bị chỉ trích như một kẻ ngu dốt, hoặc gây nguy hiểm cho sức mạnh của nước Mỹ cũng như vị thế của cường quốc này trên thế giới.

    Quan điểm đối ngoại của 2 ứng viên Tổng thống Mỹ hoàn toàn đối lập.

    Vì những điều “thâm căn cố đế” đã tác động quá sâu khiến người ta lo ngại và không dám thử sức với cái mới. Thế nhưng, theo ý kiến của các nhà phân tích, mọi người đều sai khi cho rằng ông Trump không có thế giới quan chặt chẽ.

    Những người phương Tây coi mình là người châu Âu tự do, hoặc cử tri, nghị sĩ Đảng Dân chủ, thậm chí cả những người trung lập trong Đảng Cộng hòa đều có thể không thích quan điểm của ông Trump nhưng suy nghĩ của nhà tỷ phú New York hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh hiện nay, khi mà chính sách đối ngoại của Mỹ đã trở nên lạc hậu vì tồn tại trong một thời gian khá dài.

    Quan điểm của ông Trump là biệt lập, không mong muốn và không tham gia vào chiến tranh nước ngoài mà không có tác động trực tiếp đến an ninh Mỹ. Chính sách của Donald Trump cũng là bảo hộ, mong muốn bảo vệ người lao động Mỹ chống cạnh tranh "không công bằng". Đây cũng là một lý do khiến ông Trump không muốn chấp nhận quá nhiều người nhập cư, đặc biệt là nhập cư bất hợp pháp.

    Nhiều người lao động chân tay hoặc có con cháu phục vụ trong các cuộc chiến ở nước ngoài ủng hộ Donald Trump.

    Ý tưởng rằng một nhà lãnh đạo mạnh mẽ của Mỹ sẽ có thể giao dịch với Tổng thống Nga Putin (và những người khác nữa), nghe có vẻ điên rồ nhưng thực chất sẽ mang đến hiệu quả tốt. Và đó cũng là nguyên tắc sinh tồn ngày nay, gọi là "giao dịch" thực sự: muốn một cái gì đó thì phải cho đi một cái khác. Quan điểm có phần thực dụng của ông Trump là đồng minh của Mỹ cũng nên trả tiền nhiều hơn để được Washington bảo vệ và rằng thỏa thuận thương mại tự do đã gây bất lợi cho người lao động Mỹ.

    Phải công nhận một sự thật rằng, những quan điểm cá nhân dựa trên sự tích lũy này đã phản ánh thế giới quan của một doanh nhân như Donald Trump và sự nhìn nhận của ông cũng thu hút được nhiều người Mỹ.

    Cựu chiến binh Mỹ, những người thất vọng bởi chính sách can thiệp, bành trướng của chính phủ cũng đều quay sang ủng hộ ông Trump.

    Những cử tri Mỹ, đặc biệt là những người ở phía dưới cùng của cọc kinh tế mà tiền lương của họ đã bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi giá nhân công rẻ mạt, lao động bất hợp pháp tràn lan, người có con trai và con gái bán mạng ở Afghanistan và Iraq hầu hết đều ủng hộ chính sách mới mẻ của ông Trump hơn bà Clinton.

    Tuy nhiên, cho dù Donald Trump chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 8/11 tới, ông cũng khó có thể thực hiện bất kỳ ý tưởng nào của mình vì nhiều nguyên tắc trong hệ thống quản lý của chính phủ Mỹ.

    Một Tổng thống Mỹ có quyền nhiều hơn trong chính sách đối ngoại so với đối nội nhưng điều này không có nghĩa là Trump có thể tiến quân vào Nhà Trắng, mời Putin tham gia một cuộc trò chuyện, cử quân đội để xây dựng bức tường biên giới với Mexico và bắt đầu đàm phán lại các điều khoản với NATO cũng như các đồng minh khác của đất nước.

    Donald Trump vẫn còn khả năng giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 8/11 tới.

    Các chính sách hay quyết định của Tổng thống Mỹ cũng đều phải có sự đồng ý và ủng hộ của đại đa số các thành viên chủ chốt trong chính phủ. Cho dù giành chiến thắng, ông Trump không thể nào mong đợi quá nhiều vào nội các – bao gồm những nghị sĩ quen với cái cũ.

    Lịch sử Mỹ từng chứng kiến một số những Tổng thống có chính sách đối ngoại bậc nhất  là Harry Truman và Ronald Reagan - cũng là những người có khả năng phân biệt rạch ròi và vận dụng hiệu quả việc tìm kiếm lời khuyên, hài hòa với mong muốn của bản thân.

    Trong một tuyên bố hôm 3/11, một cựu lãnh đạo trong Bộ Quốc phòng Anh, ông Lord Richards đã nhận xét rằng nếu Donald Trump đắc cử, thế giới có thể an toàn hơn. Nhận định này có thể bị cho là phiếm diện nhưng nó được đưa ra trong điều kiện ông Richards đã quan sát, theo dõi bầu cử Mỹ rồi đánh giá dựa trên tình hình chính trị Mỹ cũng như bối cảnh thế giới hiện tại.

    NHẤT DUY(Theo Independent)

    Video tin tức được xem nhiều:

    [mecloud]Ic6idKWPzd[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/donald-trump-va-chinh-sach-doi-ngoai-khong-he-dien-khung-a169125.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Donald Trump: Bà Clinton đáng phải vào tù

    Donald Trump: Bà Clinton đáng phải vào tù

    (ĐSPL) - Ứng cử viên tổng thống Mỹ 2016 của đảng Cộng hòa, Donald Trump tuyên bố, bà Hillary Clinton đáng ra “phải ngồi tù vì tham gia vào những vụ bê bối chính trị”.