+Aa-
    Zalo

    Đội ngũ bí mật đứng sau dây chuyền sửa lỗi của Apple

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Chỉ vài giờ sau khi chiếc điện thoại iPhone mới được tung ra các cửa hàng bán lẻ, những chiếc điện thoại lỗi đầu tiên đã được dịch vụ FedEx chuyển

    Chỉ vài giờ sau khi chiếc điện thoại iPhone mới được tung ra các cửa hàng bán lẻ, những chiếc điện thoại lỗi đầu tiên đã được dịch vụ FedEx chuyển nhanh về đại bản doanh của hãng Apple.

    Tại đó, các kỹ sư đã cố tìm ra lỗi và đưa ra giải pháp khắc phục. Các giải pháp này sau đó sẽ được chuyển tới dây chuyền lắp ráp ở Trung Quốc, trước khi dây chuyền cho ra nhiều chiếc iPhone lỗi hơn.

    Đó là một vòng tròn vá lỗi mà hãng tin Bloomberg đã khám phá ra đầy đủ.

    Ý tưởng của quy trình này rất đơn giản: Phát hiện tất cả các lỗi, đã thoát khỏi quy trình thử nghiệm gắt gao của Apple trước khi hoạt động sản xuất bắt đầu, nhằm khiến chúng không hiện diện trên hàng triệu thiết bị do các nhà máy của Apple ở Trung Quốc sản xuất ra.

    Đã rất nhiều lần, các kỹ sư của Apple đã tự sửa phần cứng, sau đó tìm kiếm một giải pháp khắc phục trên toàn bộ dây chuyền sản xuất điện thoại của hãng, nằm trên toàn cầu.

    Theo Bloomberg, số series nằm trên chiếc iPhone giúp Apple có thể truy ra sự cố về tới tận cá nhân đã tham gia làm chiếc iPhone đó.

    Hệ thống này, được biết tới trong nội bộ Apple với tên “Phân tích hư hỏng sớm trên thực địa” (EFFA), được thành lập từ những năm 1990 và đã giúp công ty tiết kiệm hàng triệu USD.

    Hãy đối mặt với thực tế: nếu anh làm hỏng sản phẩm, anh sẽ phải trả giá lớn. Anh khiến khách hàng khó chịu và phải chi khối tiền để chỉnh sửa một hệ thống cung cấp linh kiện, lắp ráp khổng lồ.

    Quan trọng hơn, khi lỗi chưa được xác định xong, hệ thống đó vẫn cho ra thêm nhiều sản phẩm lỗi.

    Đội ngũ bí mật đứng sau dây chuyền sửa lỗi hoàn hảo của A

    Các kỹ sư của Apple mổ xẻ một chiếc iPhone để tìm cách khắc phục lỗi. (Nguồn: Getty Images)

    Bloomberg đánh giá hệ thống EFFA của Apple rõ ràng đã hoạt động hết sức hiệu quả.

    Hãng tin cho biết hệ thống này phát huy tác dụng ngay từ khi chiếc iPhone đầu tiên ra đời hồi năm 2007. Thời điểm đó nhiều chiếc được trả lại sớm do lỗi màn hình cảm ứng.

    Một số nhà cung cấp đã sản xuất chiếc iPhone với một lỗi gần phần lỗ cắm tai nghe của điện thoại, khiến mồ hôi từ gương mặt người dùng chảy vào đó và gây chập điện màn hình.

    Đội EFFA đã thêm vào một lớp phủ để chống khả năng mồ hôi chảy vào, đồng thời yêu cầu các nhà cung cấp làm điều tương tự trên dây chuyền lắp ráp của họ.

    Các chuyên gia EFFA khác còn kiểm tra lỗi trong hệ thống loa của iPhone đời đầu. Họ kết luận rằng vấn đề loa rè là do thiết kế loa thiếu yếu tố thông khí.

    Tình trạng này làm tăng áp lực khí lên loa điện thoại trong quá trình vận chuyển bằng máy bay từ Trung Quốc tới Mỹ, khiến màng loa bị vỡ và gây rè. Nhóm EFFA đã sửa lỗi bằng cách chọc những lỗ nhỏ trên loa.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/doi-ngu-bi-mat-dung-sau-day-chuyen-sua-loi-cua-apple-a49678.html
    Apple muốn mua lại FPT?

    Apple muốn mua lại FPT?

    Trang TechInsider vừa đưa một tin tức bất ngờ, Apple "đang trong quá trình mua lại FPT, công ty công nghệ và truyền thông đang niêm yết trên sàn lớn nhất tại VN".

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Apple muốn mua lại FPT?

    Apple muốn mua lại FPT?

    Trang TechInsider vừa đưa một tin tức bất ngờ, Apple "đang trong quá trình mua lại FPT, công ty công nghệ và truyền thông đang niêm yết trên sàn lớn nhất tại VN".