(ĐSPL) - Nghe tiếng truy hô, ông Đức đuổi theo tên trộm thì bị đối tượng rút dao tấn công khiến ông gục tại chỗ.
Theo thông tin trên báo An ninh thủ đô, vụ việc xảy ra vào chiều 4/1, tại 1 con hẻm trong đường số 40, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức.
Nạn nhân là ông Phan Đức (SN 1971, ngụ tỉnh Thừa Thiên Huế, tạm trú quận Thủ Đức, là người hành nghề xe ôm). Còn kẻ trộm đâm người, bị dân đánh hội đồng phải nhập viện là Mai Quốc Tiến (SN 1991, ngụ quận Thủ Đức, hiện làm nghề phụ hồ).
[poll3]528[/poll3]
Công an có mặt tại bệnh viện - Ảnh: Soha/ Trí thức trẻ |
Liên quan đến vụ việc, báo Dân trí dẫn lời kể của anh Hùng - em trai nạn nhân Đức cho hay, khoảng 16h chiều cùng ngày, Tiến chở 1 phụ nữ đi trên xe máy rồi đột nhập vào nhà dân cuối hẻm để trộm tài sản. Khi cả 2 lấy được laptop, tiền, vàng… đang định tẩu thoát thì bị người dân phát hiện, tri hô.
“Lúc đó đang ở trong nhà trọ đầu đường số 40, tôi nghe nhiều tiếng la cướp và một số người đuổi theo cặp nam nữ phóng xe với tốc độ nhanh lao ra. Xác định đây là tội phạm, tôi nhanh chóng chạy ra để chặn lại”, anh Đức nén đau đớn, kể lại.
Anh Đức cho biết, khi bị cản đường, đối tượng nam đã rút con xếp trong người ra đâm 1 nhát phía sau lưng anh để tiếp tục tẩu thoát. Tuy nhiên anh Đức cố nén đau đớn giằng co với đối tượng và cùng lúc, nhiều người dân kịp có mặt, khống chế bắt giữ đối tượng. Anh Đức nhanh chóng được đưa vào bệnh viện cấp cứu.
“Nhiều người dân quá bức xúc đã lao vào đánh kẻ đâm anh Đức. Lực lượng công an phường đã có mặt can ngăn và đưa đối tượng đi cấp cứu”, anh Hùng kể lại.
Hiện sự việc đang được cơ quan công an điều tra, làm rõ.
Điều 138. Tội trộm cắp tài sản (Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung 2009) 1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Tái phạm nguy hiểm; d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; đ) Hành hung để tẩu thoát; e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; g) Gây hậu quả nghiêm trọng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng. Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ có tính tham khảo. |
Tổng hợp