Tại Vườn Quốc gia Tam Đảo (Vĩnh Phúc) có một loài cá được xem là "báu vật" và tên của chúng có trong Sách đỏ Việt Nam, đó là cá cóc Tam Đảo. Đây là một loài lưỡng cư có đuôi duy nhất được tìm thấy từ năm 1934. Loài bò sát quý hiếm này có giá trị khoa học cao được dùng để chữa bệnh hen suyễn, còi xương.
Cá cóc Tam Đảo - Paramesotriton deloustali nhìn rất giống các loài thằn lằn và rất có thể chúng ta nghi ngờ nó có họ hàng với loài khủng long hay những loài bò sát khác. Nhưng cá cóc là loài Lưỡng cư, chúng là tổ tiên của các loài khủng long vì xét về tiến hóa thì Cá cóc tiến hóa từ Cá, thuộc Lớp Lưỡng cư và thuộc Bộ Lưỡng cư có đuôi Caudata. Nhóm này xuất hiện từ kỷ Devon trong Đại cổ sinh cách đây khoảng 420 triệu năm. Trong khi đó Khủng long thuộc lớp Bò sát xuất hiện kỷ Trias của Đại trung sinh cách đây khoảng 250 triệu năm.
Trong danh mục thực vật, động vật rừng quý hiếm của Việt Nam, cá cóc Tam Đảo là thành viên số 36. Vị trí này đã ghi nhận sự đặc biệt của loài cá đặc hữu chỉ có ở Tam Đảo.
Trong Sách đỏ Việt Nam ghi: Cá cóc Tam Đảo có tên khoa học là Paramesotriton deloustali, thuộc họ cá cóc Salamandridae, Bộ Nhái ếch có đuôi Caudata. Cấp độ nguy cấp bậc E (sắp tuyệt chủng). Nó được ghi nhận là một trong năm loài cá cóc Việt Nam, theo chương trình hợp tác nghiên cứu về đa dạng sinh học ở Việt Nam giữa Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật với Bảo tàng động vật Konic Bon (Đức).
Cá cóc Tam Đảo còn được gọi là tắc kè nước, sa giông bụng hoa hay cá cóc bụng hoa.
Ngoài ra, cá cóc Tam Đảo cũng được chính phủ xếp vào nhóm 1B (những loài cần bảo vệ đặc biệt, cấm hoàn toàn việc khai thác) trong phụ lục IB Nghị định 32/2002/NĐ-CP của Thủ tướng chính phủ Việt Nam.
Cá cóc Tam Đảo có cơ thể dài giống như thằn lằn, chúng có đuôi dẹp và da thiếu vảy. Trên da cá co có nhiều mụn cóc xù xì và tiết chất nhầy, những mụn cóc này thường mọc thành dãy dọc sống lưng kéo dài tới đuôi.
Cá cóc Tam Đảo ăn sâu bọ, nhện giun, nòng nọc, ếch nhái con và rong rêu, thường sống ở các suối chảy chậm và hồ nước ở vùng núi ở Vườn quốc gia Tam Đảo. Chúng ưa sống ở những vực nước sâu và trong, hoạt động và kiếm ăn ban ngày. Đây là loài đặc hữu chỉ tìm thấy ở Việt Nam nên chúng rất có giá trị về khoa học.
Tuy nhiên trong nhiều năm trở lại đây nạn săn bắt loài này để sử dụng vì mục đích đông dược đã biến quần thể đông đúc của chúng đang đứng trên bờ vực tuyệt chủng hoàn toàn. Mặc dù đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam và các văn bản pháp qui của nhà nước về cấm săn bắt loài này nhưng chúng không tránh khỏi bàn tay hủy diệt của con người. Sau rất nhiều lần điều tra và tìm kiếm một vài cá thể của chúng để truyền tải các thông tin về loài này trên giúp cho mọi người có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp và hình thù kỳ lạ của loài này. Nhưng cho mãi đến gần đây loài Cá cóc quý hiếm này mới tìm thấy trong thiên nhiên hoang dã ở Vườn quốc gia Tam Đảo.
Ảnh: An ninh Thủ Đô, Tri thức & Cuộc sống