Liên tiếp trúng nhiều gói thầu giá trị lớn trên địa bàn tỉnh Bình Định, tuy nhiên quá trình dự thầu, các doanh nghiệp tại tỉnh này sử dụng hồ sơ mập mờ khiến dư luận hoài nghi.
Ảnh minh họa |
Theo tài liệu mà PV có được, tại gói thầu Nâng cấp hệ thống xử lý vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Định, một doanh nghiệp đã trúng thầu với giá 2.050.000.000 VNĐ.
Tuy nhiên, khi cả ba nhân sự trên đang trong thời gian thực hiện gói thầu, doanh nghiệp này vẫn cố tình sử dụng các nhân sự này tham gia dự thầu tại gói thầu của trường mầm non.
Chưa dừng lại, đầu tháng 2 vừa qua, UBND một xã tại tỉnh Bình Định ra thông báo mời thầu gói thầu Nâng cấp, cải tạo dự án đường giao thông liên huyện. Dấu hiệu bất thường này của doanh nghiệp không bị bên mời thầu phát hiện. Do đó, UBND xã đã ra quyết định phê duyệt lựa chọn doanh nghiệp là đơn vị trúng thầu, với giá 8.050.000.000VNĐ.
Trong hồ sơ mời thầu quy định rõ: "Nhà thầu không được kê khai những nhân sự đã huy động cho gói thầu khác có thời gian làm việc trùng với thời gian thực hiện gói thầu này. Trường hợp kê khai không trung thực thì nhà thầu sẽ bị đánh giá là gian lận". Thế nhưng, trong hồ sơ dự thầu, doanh nghiệp tiếp tục đề xuất nhân sự đã trong thời gian công.
Về vấn đề này, dư luận không khỏi thắc mắc rằng trong quá trình đấu thầu, năng lực của đơn vị tư vấn lập và đánh giá hồ sơ dự thầu có đảm bảo? Có hay không lợi ích nhóm trong các gói thầu này?...
Trao đổi về vấn đề trên, đại diện chủ đầu tư cho biết, sự việc này xã không nắm được chuyên môn, toàn bộ các gói thầu đều thuê một đơn vị bên ngoài thực hiện.
“Đúng là có doanh nghiệp trúng hai gói thầu do UBND xã làm Chủ đầu tư nhưng hiện giờ hai dự án này đều đang vướng mắc về quy hoạch nên vẫn chưa thể thực hiện. Về nội dung này anh sẽ trao đổi lại với Chủ tịch UBND xã và sẽ phản hồi lại”, Đại diện chủ đầu tư chia sẻ.
Phân tích vấn đề dưới góc độ pháp lý, Luật sư Lại Thu Trang - Giám đốc công ty Luật TNHH Gia Việt Global, nhận định: Theo quy định tại Mẫu hồ sơ Dự thầu ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT của bộ Kế hoạch và Đầu tư thì nhà thầu phải kê khai những nhân sự chủ chốt có năng lực phù hợp đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ mời thầu và có thể sẵn sàng huy động cho gói thầu; không được kê khai những nhân sự đã huy động cho gói thầu khác có thời gian làm việc trùng với thời gian thực hiện gói thầu này. Trường hợp kê khai không trung thực thì nhà thầu sẽ bị đánh giá là gian lận.
Theo luật sư Trang, trong trường hợp này, các gói thầu mà doanh nghiệp tham gia có vốn từ ngân sách Nhà nước. Do vậy, chủ đầu tư khi lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu phải tuân thủ theo hướng dẫn của bộ Kế hoạch và Đầu tư. Cụ thể, tại điểm c, khoản 4, Điều 89 Luật Đấu thầu 2013 có quy định nghiêm cấm hành vi gian lận trong đấu thầu như sau: “Nhà thầu, nhà đầu tư cố ý cung cấp các thông tin không trung thực trong hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư”.
“Như vậy, có thể thấy, việc công ty đăng ký nhân sự chủ chốt trùng lặp tham dự nhiều gói thầu cùng một lúc có dấu hiệu vi phạm quy định trong lập hồ sơ dự thầu theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT, vi phạm quy định của Luật Đấu thầu được xem là “hành vi kê khai không trung thực” và “nhà thầu sẽ bị đánh giá là gian lận” đã nêu tại Thông tư này”, luật sư Trang nhấn mạnh.
Dương Nguyễn