+Aa-
    Zalo

    Doanh nghiệp nhà nước gửi tiền ngân hàng: Thừa tiền hay bí kênh đầu tư?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Thay vì đổ tiền vào sản xuất, kinh doanh, dòng tiền "nhàn rỗi" tạm thời lên tới nghìn tỷ của các "ông lớn" Nhà nước được đem gửi ngân hàng lấy lãi.

    (ĐSPL) - Thay vì đổ tiền vào sản xuất, kinh doanh, dòng tiền "nhàn rỗi" tạm thời lên tới nghìn tỷ của các "ông lớn" Nhà nước được đem gửi ngân hàng lấy lãi.

    Nhiều doanh nghiệp nhà nước đem lượng tiền lớn gửi ngân hàng, thu lãi lớn. 

    Thông tin trên VnEconomy cho hay, nếu có cuộc chạy đua nắm giữ tiền mặt trong giới doanh nghiệp, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) chắc chắn giành vị trí quán quân. Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2015 vừa được công bố, PetroVietnam có gần 102.000 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng, trong đó có khoảng 25.273 tỷ đồng tiền mặt không kỳ hạn, 76.343 tỷ đồng là các khoản tiền gửi ngắn hạn hoặc khoản tương đương tiền của PetroVietnam có thời hạn thu hồi gốc kỳ hạn 3 tháng tại các ngân hàng thương mại.

    Nhờ khoản tiền khổng lồ gửi ngân hàng mà năm 2015, lãi tiền gửi, tiền cho vay của Petro Vietnam lên tới gần 7.000 tỷ đồng.

    Một trường hợp khác, là một doanh nghiệp sản xuất, tuy nhiên Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) đang nắm giữ một lượng lớn tài sản là tiền mặt gửi tại các ngân hàng thương mại.

    Cụ thể, tính đến cuối tháng 6/2016, Sabeco có lượng tiền mặt gần 8.200 tỷ đồng gửi ngân hàng với kỳ hạn không quá 3 tháng, hưởng lãi suất 5,5 -6,2% một năm. Trong đó, có khoản 1.165 tỷ đồng gửi tại các ngân hàng thương mại có kỳ hạn trên 3 tháng, hưởng lãi suất 6,2-7,2% một năm.

    Tương tự, Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco) cũng nắm giữ hơn 3.200 tỷ đồng tiền mặt. Trong đó tiền gửi ngân hàng kỳ hạn và không kỳ hạn gần 2.300 tỷ đồng.

    Ngoài ra còn có thêm những “ông lớn” khác đang ôm tiền gửi ngân hàng thu về nguồn lãi khổng lồ như: Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam.

    Trên Báo Diễn đàn doanh nghiệp đặt ra câu hỏi là tại sao những “đại gia” Nhà nước là “vua tiền mặt” đó lại ôm cục tiền trăm tỷ, thậm chí nghìn tỷ gửi ngân hàng mà không đưa lượng tiền khủng đó vào hoạt động sản xuất kinh doanh?

    Ở góc độ tài chính, dòng tiền luôn luân chuyển, đem gửi ngân hàng cũng là khoản đầu tư sinh lời, an toàn. Nửa đầu năm 2016, mặt bằng lãi suất tiền gửi ở các ngân hàng đã nhích nhẹ thêm từ 0,1-1%/năm. Thời điểm đầu quý II/2016, nhiều ngân hàng đã bắt đầu tăng lãi suất huy động nhằm hút mạnh dòng tiền, đảm bảo nguồn vốn cho tăng trưởng tín dụng “bùng nổ” vào cuối năm.

    Trong bối cảnh huy động vốn khó khăn, việc các doanh nghiệp lớn duy trì lượng tiền gửi vào ngân hàng là một yếu tố hỗ trợ các nhà băng đảm bảo thanh khoản vốn kịp thời. Tuy nhiên, việc giữ tiền mặt trong túi cũng đầy rủi ro khi tỷ giá, lạm phát tăng cao… Đặc biệt, việc giữ tiền mặt lớn triền miên năm này qua năm khác lại thể hiện việc bí trong kênh đầu tư.

    Bất cứ một cá nhân hay tổ chức nào đều có thể tự hào khi sở hữu lượng tiền mặt khủng. Nhưng nếu xét ở khía cạnh đầu tư, để quá nhiều tiền trong két hoặc gửi ngân hàng có nghĩa doanh nghiệp đầu tư kém hiệu quả, hoặc không biết, không dám đầu tư.

    Đại diện một lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước khi được hỏi về việc này cũng cho biết rằng đây là nguồn tiền nhàn rỗi khi chưa có kênh đầu tư khả thi nên chọn gửi tại một vài ngân hàng thương mại có lãi suất cao. Nguồn tiền này được đóng vai trò dự phòng cho doanh nghiệp khi có dự án, cơ hội đầu tư đến là có thể triển khai ngay.

    Hoàng Hà (Tổng hợp)
    Nguồn: Người Đưa Tin
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/doanh-nghiep-nha-nuoc-gui-tien-ngan-hang-thua-tien-hay-bi-kenh-dau-tu-a163309.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.