+Aa-
    Zalo

    Đồ dùng học tập phản giáo dục bày bán nhan nhản

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Vào thời điểm đầu năm học mới, trên thị trường xuất hiện nhiều thiết bị học tập bị lỗi, mang tính bạo lực, phản giáo dục.

    Vào thời điểm đầu năm học mới, trên thị trường xuất hiện nhiều thiết bị học tập bị lỗi, mang tính bạo lực, phản giáo dục. Hầu hết những sản phẩm này có nguồn gốc từ Trung Quốc.

    Đồ dùng học tập phản giáo dục bày bán nhan nhản

    Cách đây không lâu, chị Nguyễn Thị Ánh Minh, nhân viên của tổ chức phi chính phủ tại Hà Nội vô tình mua phải hơn 100 chiếc bút có ghi dòng chữ tiếng Anh khá bậy kèm theo minh họa mấy con ruồi. Số bút này chị định làm quà tặng cho trẻ em thuộc sự bảo trợ của tổ chức. Sau khi để ý thấy những hình ảnh trang trí nghịch mắt trên bút, chị vội trả lại cửa hàng.

    “Nếu chẳng may các cháu dùng bút, đọc được những câu viết như vậy, các cháu có thể nghĩ việc viết bậy, nói bậy chắc cũng bình thường, vì còn được in lên cả bút. Quà tặng cũng trở nên phản giáo dục”, chị Minh chia sẻ.

    Nhiều loại vở, thước kẻ, hộp bút… còn in sai các câu, từ tiếng Anh. Trên một số hộp bút, từ “happier” (hạnh phúc hơn), hoặc “harper” (người chơi đàn hạc), bị viết sai thành “happer”, từ “sweet day” (ngày ngọt ngào) bị viết thành “seet day”. Nhiều câu trên các loại hộp bút khác mắc nhiều lỗi chính tả hoặc không rõ nghĩa như: “Shutle in february of monsoon in...” (Xe đưa đón vào tháng hai, trong mùa mưa…(?), viết từ “shuttle” thành “shutle”; câu “Ver rainbow world” (Thế giới đa sắc màu (?), viết từ “very” thành từ “ver”;…

    Một loại bút in hãng M&G, một thương hiệu bút khá nổi tiếng, có câu “I feel my mustace is vintage and cool. This mustache is vintage” (Tôi thấy ria mép của tôi rất hay và có phong cách cổ điển. Ria mép này rất cổ (?). Ở đây, từ “mustache” bị viết sai thành “mustace”. Việc các câu in trên dụng cụ học tập sai chính tả ảnh hưởng một phần tới chuyện học tiếng Anh của trẻ em.

    Chị Hồ Thị Ngọc (tổ Nha, phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội) chia sẻ: Một lần cậu con trai 14 tuổi của chị về nhà phàn nàn: “Cô giáo tiếng Anh chấm sai bài cho con”.

    Theo cậu bé, trong một bài tập chia tính từ sang dạng so sánh hơn, từ “happy” được chia thành “happer” là đúng nhưng cô giáo lại gạch đi. Chị bảo con đã sai, cậu bé liền chỉ vào từ “happer” trên hộp bút, nói: “Nhưng ở đây họ chia như thế mà!”. Chị Ngọc bày tỏ: “Lúc đó mình mới thấy giấy bút mà in chữ bị lỗi thì con trẻ cũng dễ học theo, sai theo”.

    Không chỉ thế, một số loại bút, tẩy, keo dán dành cho học sinh còn mang tính bạo lực. Trên nhiều hộp bút in hình người ăn mặc hầm hố, xăm trổ đầy mình, lăm lăm chĩa súng, gươm vào nhau. Nhiều bút gắn hình đầu lâu, mặt quỷ. Có loại keo dán mang hình khẩu súng.

    Chủ đại lí văn phòng phẩm ở 19 Hàng Mã cho biết, các sản phẩm này đều là hàng Trung Quốc, không có thương hiệu hoặc nhái thương hiệu, nên việc gắn hình linh tinh, in chữ sai sót là không thể tránh khỏi. Điều đáng bàn là, “những loại hàng này vẫn được nhiều đứa trẻ ưa chuộng, vì có kiểu dáng lạ mắt, hình trang trí ngộ nghĩnh, đáng yêu”.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/do-dung-hoc-tap-phan-giao-duc-bay-ban-nhan-nhan-a47265.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Ngành giáo dục Việt Nam cần “gãi đúng chỗ ngứa”

    Ngành giáo dục Việt Nam cần “gãi đúng chỗ ngứa”

    (ĐSPL) - Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên ĐBQH, Nhà nước phải có chính sách thực tế hơn, tạo điều kiện cho những người đi học nước ngoài về nước phát huy được năng lực của họ thì mới tận dụng được nguồn nhân lực đáng quý này.