Có thể nói, trong thời gian gần đây, thị trường nhạc điện tử Việt đã dần mang một sắc diện mới nhờ vào những nỗ lực sáng tạo không bị giới hạn bởi bất cứ biên độ nào của những gương mặt trẻ đa năng này.
DJ Louis 8ightz (L8) là cái tên quen thuộc trong giới DJ tại Trung Quốc một thời gian dài, anh trở về và bắt đầu những điều mới mẻ cho thị trường âm nhạc Việt Nam. Có cái nhìn thiện cảm và nhận thấy tiềm năng của dòng nhạc VBass, gần đây mọi người nhìn thấy anh hăng say nghiên cứu và liên tục “châm ngòi" cho dòng nhạc này.
Niềm đam mê âm nhạc đã “đốt cháy” L8 mỗi khi đứng trên sân khấu. Xuất hiện trước khán giả luôn là một L8 bùng nổ, mang đến âm nhạc thăng hoa, khiến người nghe thực sự chìm vào thế giới của những thú vui giải tỏa căng thẳng vô cùng tích cực.
Không chỉ dừng lại ở việc làm nhạc đơn thuần, L8 mài mò nghiên cứu về chỗ đứng của các dòng nhạc điện tử Việt Nam trên đấu trường Thế giới. Anh phát hiện ra tại sao những năm qua dù ngành âm nhạc điện tử Việt Nam rất thành công trong nước nhưng lại không được xếp hạng trên bản đồ âm nhạc thế giới, bởi vì kết cấu, bố cục, nhịp điệu, tốc độ chưa được theo tiêu chuẩn nước ngoài. Tình cờ, năm 2020 bài hát theo dòng nhạc Vbass 2 Phút Hơn của Kaiz đã được nằm trên bảng xếp hạng quốc tế, giúp L8 và anh em dj Việt Nam nhìn nhận lại quy chuẩn âm nhạc điện tử thế giới.
Đối với L8, dù thị trường âm nhạc điện tử Việt vẫn cần có thêm những sản phẩm âm nhạc đẳng cấp hơn, mới mẻ hơn, có tên gọi chuẩn hơn nhưng hiện đã chạm trần, bão hòa. Đây là một vấn đề cản trở sự phát triển của ngành âm nhạc Việt Nam nói chung. Do đó, phải xuất hiện một thế hệ DJ Việt mới với đủ khả năng vươn khỏi biên giới quốc gia.
Âm nhạc Việt Nam cần thống nhất một cái tên để dùng trên đấu trường quốc tế
Từ rất lâu nhiều bạn không biết phân biệt GHouse và các dòng nhạc quốc tế nên đã gọi từ xưa nhạc Brazilian Bass (của Alok, Sevenn, Groove Delight..) là “HOUSE LAK”. Nhưng từ 2020, chứng kiến sự thành công của 2 Phút Hơn do Kaiz (Lê Hoàng Kỳ Anh) remix đã được Spinnin Record mua bản quyền lại. Đây là lần đầu tiên một bài hát được mua trực tiếp và chủ động chứ không phải như những bài hát khác là gửi tới các Label chờ duyệt. Đồng thời, là một thành viên thuộc thế hệ trẻ DJs / Producers sau này của Việt Nam, L8 càng không muốn văn hoá Âm Nhạc Việt Nam gắn liền với chữ House “Lak”.
Vì thế L8 đã cùng Ekip hậu cần cùng nhau vận động anh chị em trong giới DJ nên cùng dùng một cái tên mới tốt, đúng tính chất và xu hướng quốc tế hơn cho nền âm nhạc tương lai tại Việt Nam, đó là VBass.
VBass là cái tên được gợi ý lựa chọn
Tại sao lại là VBass mà không phải là bất cứ cái tên nào khác? DJ L8 đã có những chia sẻ cụ thể. Lý do là vì cũng như Vinahouse trước đây, VBass xuất phát điểm từ người Việt, do người Việt và cho người Việt. Đó là ý nghĩa chữ V. Còn “Bass” là từ ngữ chỉ âm trầm của mỗi bài hát, và khi dùng chữ Bass này thì sự sáng tạo của anh em Producers Việt Nam sẽ ít bị giới hạn hơn chữ “House” ngày xưa, đồng thời càng tạo nhiều điều kiện để mọi người sáng tạo hoặc trộn lẫn nhiều kiểu Bass khác nhau sau này để VBass càng ngày càng sâu sắc. Và quan trọng nhất VBass đã quay lại tempo gốc của House (từ 120 - 130). Riêng Louis 8ightz thì cực kỳ thích những tác phẩm được hoàn thành trau chuốt ở tốc độ 128, vì đây là nhịp được khoa học chứng minh hợp nhất cho nhịp đập tim con người để kéo dài thời gian tận hưởng cuộc vui của người nghe, không mệt lại càng tạo cảm xúc rất tốt nếu người DJ đủ kỹ năng và kiến thức để hoàn thành trọn vẹn một “set” nhạc.
“Còn về Âm Nhạc và House Lak, hay một cái tên "do ai khởi đầu" thưc chất nó không quan trọng ạ. Quan trọng nó xuất hiện từ năm nào, hình thành Trends giai đoạn nào, trở thành món ăn đại chúng và được "công nhận" như thế nào, thành quả gặt hái ra sao? Tất cả những điều này mới là yếu tố tất yếu mà mình gọi là Lịch Sử. Và đây cũng không còn là cái ghế nhà trường. Và nhạc Việt, đặc biệt House hoặc các thể loại nhịp 4/4 tempo chậm, không thể lên BXH chart dù là Beatport đi chăng nữa hay SoundCloud với cái tên HOUSE "LẮC" "LAK". Vì sao ạ? Vì mình tin rằng không chỉ riêng cá nhân mình mà tất cả mọi người theo đuổi đam mê âm nhạc không mong văn hóa của chúng ta, đại diện bằng hình ảnh âm nhạc trên bảng Chart của Quốc Tế với cái tên mà chính chúng ta cũng không hiểu và không biết vì sao? Mình chỉ xét về tính Thương Mại trong tương lai gần và tính Hợp Pháp hóa của nền Âm Nhạc đương đại. Đây là cái mình thấy rất nhiều tổ chức, các công ty, các nhóm đã bắt đầu quan tâm tới thứ mà gọi đơn giản là Tác Quyền Âm Nhạc” - DJ L8 thẳng thắn chia sẻ quan điểm về việc thống nhất một cái tên.
Thế hệ trẻ và những DJ kỳ cựu hoàn toàn có thể làm nên chuyện
Những người thành công trong âm nhạc đều thể hiện tư duy âm nhạc mới lạ, thông điệp chuyển tải mang dấu ấn cá nhân đậm đặc, ngôn ngữ sử dụng ngày càng mang xu hướng quốc tế. Những lợi thế của DJ Việt là sở hữu năng lực nhạy bén trong sàng lọc thông tin, giỏi ngoại ngữ nên dễ dàng học hỏi kỹ năng và tiếp cận những góc nhìn mới mẻ đa chiều. Mang sẵn “chuỗi ADN” ngập tràn năng lượng sáng tạo, luôn đam mê thể hiện bản thân, lại có mạng xã hội 4.0 hỗ trợ và các nền tảng trực tuyến bắc nhịp cầu kết nối cộng đồng rộng khắp, từ Kaiz hay bất cứ anh em máu lửa của ngành âm nhạc điện tử Việt Nam cũng đều có thể vinh danh trên con đường Top Chart Dance Music của International Rank. Chỉ cần họ đồng lòng cùng tìm ra một hướng đi mới.
Và để có thể thích nghi, tự do sáng tạo và hướng tới định vị tên tuổi trong bầu dưỡng khí mới mẻ này, thế hệ DJ phải thay đổi từ cách kể đến tư duy âm nhạc, từ ngôn ngữ đến thể loại, từ phong cách đến tạo dựng trào lưu.
Kim Thuý - Mỹ Diệp