(ĐSPL)- Sự ra đời của hệ thống định vị cung cấp thêm các lựa chọn dịch vụ định vị cho người sử dụng trên toàn cầu. Tuy nhiên nó cũng khiến cho người dùng cảm thấy không thoải mái và yên tâm khi bị thiết bị này theo dõi.
Định vị Bắc đẩu của Trung Quốc là gì?
Hiện nay, theo xu hướng phát triển, để trở nên độc lập trong một lĩnh vực ngày càng có tầm quan trọng trong cả dân dụng và quân sự, các cường quốc trên thế giới đều đang phát triển các hệ thống vệ tinh định vị của riêng mình, ví dụ GPS (Mỹ), GLONASS (Nga), Galieo (châu Âu), Bắc Đẩu (Trung Quốc), QZSS (Nhật Bản), IRNSS (Ấn Độ)...
Mỗi một hệ thống định vị toàn cầu nhà sản xuất sẽ bán ra con chip thu tín hiệu và con chip đó chỉ sử dung duy nhất một hệ thống đó mà thôi. Con chip đó không thể bẻ khóa được giống như thẻ thu truyền hình vệ tinh vì nếu bẻ khóa được thì hệ thống đó sẽ không có nguồn thu để duy trì. Mỗi loại có hai phiên bản:
Một là dân sự gọn nhẹ độ chính xác kém
Hai là quân sự độ bền cao độ chính xác hơn hẳn.
Mỗi con chip đều có serial để khi cần có thể khóa lại hoặc để kích hoạt riêng chỉ có nhà sản xuất mới biết được, cũng như số IMEI điện thoại thường thì chả ai quan tâm nhưng nếu dính líu vào vụ giết người khủng bố thì chỉ cần điện thoại đó gọi lên cho dù dung bất cứ số nào cũng bị phát hiện.
Bắc Đẩu là hệ thống vệ tinh định vị được Trung Quốc phát triển từ cuối của thế kỷ 20 |
Trong số này, Bắc Đẩu là hệ thống vệ tinh định vị được Trung Quốc phát triển từ cuối của thế kỷ 20, theo hai giai đoạn. BeiDou-1 được đưa vào hoạt động năm 2000 và phục vụ cho mục đích thử nghiệm hệ thống, vì vậy hệ thống chỉ cung cấp dịch vụ cho người sử dụng ở Trung Quốc. Từ kinh nghiệm phát triển BeiDou-1, Trung Quốc phát triển hệ thống BeiDou-2 là hệ thống vệ tinh định vị cung cấp dịch vụ trên toàn thế giới (tín hiệu BeiDou-2 phát toàn cầu). Bắt đầu từ tháng 12/2012, Bắc Đẩu cung cấp dịch vụ định vị cho người sử dụng tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Dự kiến, đến năm 2020, Bắc Đẩu sẽ hoàn thành với 35 vệ tinh cung cấp dịch vụ trên toàn thế giới.
Về nguyên lý, Bắc Đẩu hoạt động giống các hệ thống vệ tinh định vị khác (GPS, GLONASS, Galileo…) dựa trên sóng vô tuyến được phát quảng bá một chiều (từ vệ tinh đến bộ thu) để bộ thu tự xác định vị trí của mình. Tại bất cứ thời điểm nào, để xác định được vị trí của mình, bộ thu cần phải nhận được tín hiệu từ ít nhất 4 vệ tinh định vị và qua phép giao các mặt cầu với tâm là các vệ tinh để tìm ra vị trí của ăng-ten. Ở đây cần nhấn mạnh, tín hiệu từ vệ tinh được phát quảng bá hướng đến Trái Đất, và bộ thu (kể cả các chipset tích hợp trong điện thoại di động) chỉ tiếp nhận tín hiệu một chiều từ vệ tinh.
Hiện nay, các smartphone được tích hợp chipset (bộ thu) định vị vệ tinh đa hệ thống. Có nghĩa, chipset hoạt động được với nhiều hệ thống cùng lúc (GPS/GLONASS/Galileo/Beidou), có khả năng tiếp nhận tín hiệu từ nhiều vệ tinh hơn, với nhiều lựa chọn về giải pháp dựa vào các tham số tối ưu được thiết kế trước.
So sánh với các chipset thế hệ cũ, chỉ hoạt động với GPS, chipset đa hệ thống này có độ chính xác, độ tin cậy và đặc biệt độ sẵn sàng trong chức năng định vị được cải thiện rõ rệt. Bắc Đẩu cũng chỉ là một hệ thống mà người dùng ở châu Á - Thái Bình Dương có lợi thế hơn các khu vực khác trong việc tiếp cận. Cũng cần nhấn mạnh thêm, người dùng ở Việt Nam "rất may mắn" khi được hưởng lợi nhiều nhất từ định vị đa hệ thống.
Việc dùng định vị Bắc Đẩu có an toàn không? Nếu chỉ là chức năng định vị, như đã nói ở trên, việc tính toán được thực hiện ở phía bộ thu, không phải phía vệ tinh, nên khả năng vệ tinh định vị theo dõi người dùng là rất khó xảy ra. Ngoài ra, bất kỳ hệ thống vệ tinh định vị nào cũng có hai loại dịch vụ: quân sự và dân dụng. Các chipset do các hãng dân sự phát triển như Qualcomm, uBlox… chỉ có khả năng tiếp cận các tín hiệu dân dụng với cấu trúc tín hiệu được công khai. Vì vậy, ở góc độ định vị (chưa so sánh về chất lượng và độ bao phủ dịch vụ), dùng tín hiệu Bắc Đẩu hay GPS hay bất kỳ hệ thống nào khác là tương đương nhau.
Cần lưu ý, smartphone là một hệ thống phức tạp gồm nhiều phân hệ, trong đó, chipset định vị chỉ là một phân hệ cung cấp vị trí, vận tốc và thời gian của người dùng thông qua nhận tín hiệu một chiều từ vệ tinh. Trong khi đó, việc lộ thông tin riêng tư, nếu có, lại liên quan đến các phân hệ truyền thông khác trong một smartphone.
Cuối tuần qua, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin cho rằng điện thoại Bphone tích hợp công nghệ định vị vệ tinh Bắc Đẩu của Trung Quốc, gây nghi ngại cho người dùng. Tuy nhiên, trên thực tế, smartphone này sử dụng chip Snapdragon 801 vốn được nhà sản xuất Qualcomm tích hợp sẵn module GPS hỗ trợ cả ba hệ định vị A-GPS, GLONASS và Bắc Đẩu.
Việc tích hợp này được thực hiện sau khi Ủy ban An toàn Hàng hải thuộc IMO của Liên Hợp Quốc chính thức công nhận và đưa hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu vào hệ thống dẫn đường vô tuyến toàn cầu. Theo đó, Bắc Đẩu trở thành hệ thống thứ ba, sau GPS và GLONASS, được các cơ quan của Liên Hợp Quốc công nhận trong hoạt động trên biển.
Bphone không phải là điện thoại duy nhất có định vị Bắc Đẩu
Ngoài Bphone, tại thị trường Việt Nam có khá nhiều mẫu điện thoại khác cũng đang sử dụng Bắc Đẩu, trong đó có những sản phẩm quen thuộc như Samsung Galaxy S6, Sony Xperia Z3/Z3+, HTC One E9+, Lumia 730...
Một số chuyên gia công nghệ nhận định, iPhone 6 và iPhone 6 Plus mới chỉ có GPS và GLONASS mà chưa tích hợp Bắc Đẩu là do hai điện thoại của Apple đã ra đời từ tháng 9/2014. Trong khi đó, đến cuối tháng 11/2014, Ủy ban An toàn Hàng hải thuộc IMO của Liên Hợp Quốc mới chính thức công nhận và đưa hệ thống định vị vệ tinh này vào hệ thống dẫn đường vô tuyến toàn cầu. Theo đó, Bắc Đẩu trở thành hệ thống thứ ba, sau GPS và GLONASS được các cơ quan của Liên Hợp Quốc công nhận trong hoạt động trên biển.
Trung Quốc thử nghiệm hệ thống Bắc Đẩu lần đầu năm 2010 và không ngừng đầu tư nhằm giảm dần sự lệ thuộc vào GPS. Chính phủ nước này đồng thời đặt mục tiêu phủ sóng trên toàn cầu với việc lắp đặt 35 vệ tinh quỹ đạo địa tĩnh và phi địa tĩnh đến năm 2020. Để mở rộng phạm vi phủ sóng ở các nước châu Á, Trung Quốc cung cấp dịch vụ miễn phí phục vụ nhu cầu sử dụng dân sự.
Không ai biết trước được cái gì ẩn bên trong những dịch vụ và sản phẩm của Trung Quốc và đó là sự thật khi mà rất nhiều sản phẩm và dịch vụ của Trung Quốc đã bị phanh khui là theo dõi và lấy thông tin người dùng. Tốt nhất nên tránh càng xa càng tốt những gì liên quan đến Trung Quốc ở mức tối đa có thể, để sau này không phải nghĩ đến 2 chữ "giá như".