+Aa-
    Zalo

    Điều tra vụ việc đưa người Việt nhập cảnh, làm việc trái phép tại Campuchia

    (ĐS&PL) - Nhiều người Việt Nam bị lôi kéo hoặc lừa sang Campuchia làm viêc. Họ bị giám sát chặt chẽ, bị bóc lột sức lao động, cưỡng bức làm việc, thậm chí tra tấn.

    dieu tra cac vu lua nguoi viet sang campuchia lam o casino dspl
    Bà Lê Thị Thu Hằng. Ảnh

    Trong cuộc họp báo thường kỳ chiều nay (24/6), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết:

    “Các cơ quan đại diện Việt Nam tại Campuchia đã nhận được yêu cầu giúp đỡ của công dân Việt Nam bị lôi kéo làm việc bất hợp pháp tại Campuchia, đang làm việc với chính quyền sở tại để xác minh thông tin và tiến hành những biện pháp bảo hộ công dân.

    Các cơ quan chức năng Việt Nam cũng đang điều tra, làm rõ các vụ đưa người Việt Nam nhập cảnh, làm việc trái phép tại Campuchia để xử lý theo quy định pháp luật".

    Để ngăn chặn những vụ việc đưa người Việt Nam nhập cảnh, làm việc trái phép ở nước ngoài, trong thời gian qua, Việt Nam đã tích cực đấy mạnh tuyên truyền về những phương thức, thủ đoạn đưa người di cư trái phép, những rủi ro khi di cư qua các kênh không chính thức, nhằm nâng cao nhận thức của người dân về di cư bất hợp pháp, an toàn và trật tự, cũng như những quy định về xuất nhập cảnh trong chống dịch bệnh COVID-19.

    Khi cần hỗ trợ hoặc cung cấp thông tin về tội phạm di cư bất hợp pháp, công dân có thể liên hệ với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại hoặc đường dây nóng bảo hộ công dân của lãnh sự bộ ngoại giao.

    Trước đó, 10/6, Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia cho biết các cơ quan đại diện Việt Nam tại Campuchia thời gian qua đã nhận được nhiều thông tin về việc công dân Việt Nam bị lừa sang Campuchia theo con đường hợp pháp hoặc bất hợp pháp để làm việc trong các sòng bài, cá độ, xổ số hoặc cơ sở game online.

    Theo đơn tố cáo, cầu cứu của các nạn nhân, hoạt động lôi kéo, đưa người Việt sang Campuchia do một số cá nhân Trung Quốc cầm đầu, có sự tham gia của cả người Việt Nam, Campuchia.

    Khi sang đến Campuchia, những người này được đưa đến các khách sạn hoặc cơ sở sòng bài (tập trung ở tỉnh Sihanoukville). Tại đây, họ sẽ được huấn luyện cách thức để tìm kiếm, mời chào, lôi kéo các khách hàng tham gia đánh bạc trên mạng.

    Họ bị giám sát chặt chẽ, bị bóc lột sức lao động, bị cưỡng bức làm việc (15-16 tiếng/ngày), nếu không sẽ bị đối xử tồi tệ. Nhiều người đã bị tra tấn, đánh đập rất tàn bạo khi tìm cách bỏ trốn khỏi nơi làm việc, giam giữ. 

    Mộc Miên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dieu-tra-vu-viec-dua-nguoi-viet-nhap-canh-lam-viec-trai-phep-tai-campuchia-a504916.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan