+Aa-
    Zalo

    Điều bất thường trong thương vụ chuyển nhượng 8 thửa đất tại Tiền Giang

    (ĐS&PL) - Người mua đất đã làm đơn khởi kiện bên bán. Bên bán đất thì cho rằng các hợp đồng chuyển nhượng bất động sản thực chất là nhờ đứng tên tài sản để vay ngân hàng…

    Trong đơn gửi cơ quan chức năng, đại diện Công ty Cát Tường cho biết, đầu năm 2020, Công ty có khoản vay chưa kịp thanh toán tại Ngân hàng Vietcombank Tiền Giang và bị đưa vào danh sách nợ xấu.

    Biết được khó khăn của công ty, ông Mai Công Tiếp – người có mối quan hệ làm ăn quen biết với chủ Công ty Cát Tường là ông Đoàn Văn sang và ông Trần Văn Sang, đã ngỏ ý giúp đỡ. Đại diện Công ty Cát Tường cho biết, ông Tiếp nói sẽ kiểm tra 08 thửa đất của Công ty Cát Tường đang thế chấp tại Vietcombank vay được bao nhiêu tiền, thì ông Tiế sẽ tự huy động tài chính trả khoản nợ của cho VietcomBank Tiền Giang thay Công ty Cát Tường.

    Sau đó ông Sang phải rút toàn bộ tài sản thế chấp là 8 thử đất đó ra và chuyển cho ông Tiếp đứng tên để ông Tiếp làm tài sản đảm bảo vay hộ số tiền lớn hơn ở các tổ chức tín dụng khác. Theo ông Sang, do lúc này Công ty đang rất cần tiền để xử lý các khoản nợ nên đã đồng ý theo phương án của ông Tiếp.

    dieu bat thuong trong thuong vu chuyen nhuong 8 thua dat tai tien giang2
    Khu đất của Công ty Cát Tường.

    Sau lời đề nghị giúp đỡ này, ông Tiếp đã chuyển 18,5 tỷ đồng vào tài khoản thanh toán nợ của Công ty Cát Tường cho Vietcombank chi nhánh Tiền Giang và được ngân hàng giải chấp 8 thửa đất được thế chấp trước đó.

    Ngày 19/5/2020, tại Công ty Cát Tường, ông Mai Công Tiếp cùng công chứng viên Văn phòng công chứng Chợ Gạo đến ký các Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất chuyển 8 thửa đất trên sang cho ông Tiếp, cụ thể là: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, số công chứng: 2312, quyền số 01,TP/CC-SCC-HĐGD và Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, số công chứng số: 2313, quyền số 01,TP/CC-SCC-HĐGD.

    Sau khi hoàn tất cả thủ tục theo yêu cầu của ông Tiếp, phía công ty Cát Tường đã bàn giao hết toàn bộ hồ sơ liên quan đến 8 thửa đất trên để ông Tiếp đi hoàn tất thủ tục sang tên. Theo ông Trần Văn Sang, việc ký hợp đồng này chỉ là hình thức, hoàn toàn với mục đích chuyển nhượng “giả” là để ông Tiếp đứng hộ tên và vay tiền hộ Công ty Cát Tường tại các tổ chức tín dụng theo lời đề nghị giúp đỡ của ông Tiếp.

    Để chứng minh các hợp đồng trên là “nhờ đứng tên hộ” chứ không phải mua bán gì, ông Sang đã cung cấp giấy xác nhận có chữ ký của một số người được cho là nhân chứng, như bà Bùi Thị Mười, Phạm Thị Bé Nhỏ, Nguyễn Thị Thu Hồng… Những người này xác nhận các hợp đồng chuyển nhượng nói nói trên giữa ông Tiếp và ông Sang là nhờ ông Tiếp đứng tên tài sản để vay ngân hàng, không phải bán tài sản cho ông Tiếp.

    Trong đơn kêu cứu gửi đến cơ quan có thẩm quyền, ông Sang cũng cho biết, sau khi hoàn tất thủ tục sang tên, ông Tiếp yêu cầu ông Đoàn Văn Sang, Trần Văn Sang ký khống một số tờ giấy A4 để trắng.

    “Theo lời ông Tiếp nói là ký để khi ngân hàng yêu cầu hoàn thiện hồ sơ sẽ xử lý luôn, đỡ mất thời gian chạy đi chạy lại. Cũng vì rất tin tưởng nên chúng tôi làm theo và hiện nay không biết ông Tiếp đã dùng những tờ giấy này để làm gì nữa”, đơn của ông Sang nêu.

    Toà án quyết định “Cấm thay đổi hiện trang tài sản đang tranh chấp”

    dieu bat thuong trong thuong vu chuyen nhuong 8 thua dat tai tien giang1
    Toà án Nhân dân huyện Tân Phước và Cục thi hành án dân sự huyện Tân Phước đã có quyết định dừng giao dịch 8 thửa đất nói trên để phục vụ cho các phiên toà sắp tới.

    Theo đại diện Công ty Cát Tường, sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng khoảng 1 tháng, ông Tiếp thông báo không có khả năng giúp đỡ công ty vay số tiền lớn như đã hứa.

    Do tình hình dịch bệnh COVID-19, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, phía công ty chấp nhận trả lãi cho số tiền 18,5 tỷ đồng mà ông Tiếp đã thanh toán cho Vietcombank chi nhánh Tiền Giang, đồng thời thống nhất khi nào thu xếp được tài chính trả cho ông Tiếp thì ông Tiếp sẽ hoàn trả lại 8 thửa đất nói trên.

    Đến nay, Công ty đã có phương án tài chính kinh doanh và muốn trả số tiền ông Tiếp đã vay ở các tổ chức tín dụng như lời ông Tiếp nói để nhận lại tài sản. Tuy nhiên, đại diện công ty này cho rằng “nhiều lần điện thoại mời ông Tiếp ra Công ty Cát Tường để thống nhất số nợ và giải quyết công việc để chuyển lại tài sản nhưng ông Tiếp đã viện lý do công việc bận chưa ra được.

    Trong khi đó, theo Công ty Cát Tường, phía công ty đã phát hiện ra ông Tiếp đang rao bán các thửa đất mà hai bên trước đó đã ký hợp đồng chuyển nhượng.

    “Chúng tôi nhiều lần liên lạc với ông Tiếp và yêu cầu ông Tiếp ngừng ngay hành vi xâm phạm đến tài sản của chúng tôi lại nhưng ông Tiếp không chấp nhận, thậm chí phủ nhận việc đứng tên hộ mà quả quyết cho rằng chúng tôi bán lại 8 thửa đất cho ông Tiếp”, đơn của Công ty Cát Tường cho biết.

    Đại diện công ty này cho rằng, tại thời điểm chuyển sang tên các thửa đất cho Tiếp, giá trị của 8 thửa đất trên ngoài thị trường đang mua bán khoảng trên 100 tỷ đồng. “Chúng tôi không thể bán cho ông Tiếp với giá 18,5 tỷ đồng như số tiền  mà ông Tiếp đã chuyển vào tài khoản thanh toán của Công ty Cát Tường tại Vietcombank Tiền Giang. Điều này là hết sức vô lý”, đại diện Công ty Cát Tường cho biết.

    Trong đơn, đại diện doanh nghiệp này đặt nghi vấn, vì biết tài sản Công ty Cát Tường có giá trị cao hơn rất nhiều so với nghĩa vụ thanh toán cho ngân hàng nên ông Tiếp đề nghị bỏ tiền ra chuộc tài sản đang được thế chấp trong ngân hàng và đề nghị được đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sau đó đưa sang ngân hàng khác vay với giá trị lớn hơn nhiều lần so với tiền mình bỏ ra chuộc.

    Trong khi đó, bên bị tố đứng hộ tên tài sản là ông Tiếp cũng đã làm đơn khởi kiện ông Trần Văn Sang đến TAND huyện Tân Phước để đòi lại 8 thửa đất mà trước đó hai bên đã ký hợp đồng chuyển nhượng.

    Liên quan đến vụ việc, ngày 27/52022, TAND huyện Tân Phước đã ban hành Quyết định số 06 áp dụng biện pháp tạm thời “Cấm thay đổi hiện trang tài sản đang tranh chấp” đối với các thửa đất nêu trên. Cùng ngày 27/5/2022, Chi cục Thi hành án huyện Tân Phước cũng đã ban hành Quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển đổi chủ sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản đối với các thửa đất nói trên.

    Để làm rõ “thật, giả” trong thương vụ này, nhiều luật sư đề nghị cơ quan tố tụng tỉnh Tiền Giang cần vào cuộc làm rõ những dấu hiệu bất bình thường trong thương vụ chuyển nhượng 8 thửa đất nói trên. Nếu có dấu hiệu lừa đảo, cần khởi tố vụ án để điều tra làm rõ. Nếu sự việc nhờ “đứng tên giả” nhưng “mất đất thật” được chứng minh là sự thật thì đây cũng là bài học đắt giá cho các thương nhân khi bắt tay làm ăn với nhau.

    PV

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dieu-bat-thuong-trong-thuong-vu-chuyen-nhuong-8-thua-dat-tai-tien-giang-a550307.html
    NextTech của Shark Bình đang kinh doanh ra sao?

    NextTech của Shark Bình đang kinh doanh ra sao?

    Sở hữu nhiều thương hiệu ᴄông nghệ tên tuổi như mPoS, VIMO, Boxme, FaѕtGo, Ngân Lượng… có giá trị lên tới hàng tỷ USD, vậy NextTech của Shark Bình đang kinh doanh ra sao?

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    NextTech của Shark Bình đang kinh doanh ra sao?

    NextTech của Shark Bình đang kinh doanh ra sao?

    Sở hữu nhiều thương hiệu ᴄông nghệ tên tuổi như mPoS, VIMO, Boxme, FaѕtGo, Ngân Lượng… có giá trị lên tới hàng tỷ USD, vậy NextTech của Shark Bình đang kinh doanh ra sao?

    Hộ kinh doanh Hưng Phát được vinh danh Top 10 Sản phẩm tốt nhất cho gia đình Việt năm 2022.

    Hộ kinh doanh Hưng Phát được vinh danh Top 10 Sản phẩm tốt nhất cho gia đình Việt năm 2022.

    Sáng ngày 17/7, Viện Nghiên Cứu Văn hóa và Phát triển, Tạp chí Thương Gia và Thị trường, Viện phát triển chăm sóc sức khỏe cộng đồng và một số cơ quan tổ chức chương trình “ Vì một Việt Nam Thịnh vượng và phát triển”. Tại sự kiện, hộ kinh doanh Hưng Phát được vinh danh TOP 10  sản phẩm tốt nhất cho gia đình Việt năm 2022.