+Aa-
    Zalo

    Điện Kremlin tuyên bố không chấp nhận việc áp giá trần lên dầu Nga

    (ĐS&PL) - Phát ngôn viên Điện Kremlin cho biết Nga sẽ không chấp nhận việc áp giá trần của phương Tây lên dầu mỏ Nga.

    "Chúng tôi đang đánh giá tình hình”, Phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói, đồng thời cho biết Nga đã có một số biện pháp chuẩn bị nhất định đối với thông báo về mức giá trần với dầu của nước này.

    “Chúng tôi không chấp nhận mức giá trần đó”, ông Peskov khẳng định, đồng thời nói thêm rằng Nga đã thực hiện phân tích nhanh và sẽ đưa ra phản ứng.

    tac dong tu lenh ap gia tran doi voi dau cua nga 20 dspl
    Một nhà máy lọc dầu của Nga ở vùng Amur. Ảnh: TASS

    Phát biểu của ông được đưa ra một ngày sau khi EU và G7 đạt đồng thuận về mức giá trần dầu Nga là 60 USD/thùng. Các văn kiện chính thức dự kiến sẽ được phê duyệt vào cuối tuần này.

    Thỏa thuận về giá trần cấm các công ty vận chuyển, công ty bảo hiểm của châu Âu xử lý các lô hàng dầu thô của Nga trên toàn cầu trừ khi chúng được bán với giá 60 USD/thùng trở xuống. Việc này có thể làm việc vận chuyển dầu thô của Nga trở nên phức tạp ngay cả đối với các nước không tham gia thỏa thuận.

    Mức giá trần sẽ có hiệu lực vào ngày 5/12 hoặc “rất sớm sau đó”.  Mức giá trần sẽ được xem xét hai tháng một lần, với cơ chế điều chỉnh được áp dụng để giữ mức giá trần thấp hơn ít nhất 5% so với giá thị trường.

    Việc áp mức giá trần cho dầu Nga nằm trong nỗ lực của Mỹ và các nước phương Tây nhằm làm suy giảm nguồn thu của Moscow từ xuất khẩu dầu, đồng thời hy vọng có thể ngăn giá nhiên liệu toàn cầu tăng đột biến sau ngày 5/12, khi lệnh cấm vận của EU đối với dầu thô Nga bắt đầu có hiệu lực.

    Các nước ngoài EU vẫn có thể tiếp tục nhập khẩu dầu thô của Nga qua đường biển với giá bằng hoặc thấp hơn mức giá trần, nếu không, họ sẽ bị các công ty vận chuyển, công ty bảo hiểm hàng hóa trên toàn cầu từ chối cung cấp dịch vụ, bởi các công ty này đa phần là của EU. Mức giá trần cũng đồng nghĩa với việc Nga sẽ không được hưởng lợi kể cả khi giá dầu trên thị trường thế giới tăng cao. Do đó,  Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen từng tuyên bố, việc áp mức giá trần là một cú đòn giáng vào kinh tế, làm suy giảm đáng kể nguồn tài chính của Moscow.

    Mong muốn là thế, song động thái này của G7 và EU dường như đang tạo ra nhiều dư luận trái chiều, khi mà một mặt, phương Tây muốn “bóp nghẹt” nguồn thu của Nga, cấm vận dầu Nga nhưng mặt khác vẫn muốn nguồn dầu Nga chảy vào thị trường thế giới, giữ cho thị trường không rơi vào tình trạng khủng hoảng khan hiếm, như lời của một quan chức cấp cao Bộ Tài chính Mỹ.

    Trên thực tế, xuất khẩu dầu thô, khí đốt và các sản phẩm từ dầu mỏ chiếm phần lớn nguồn thu của Nga, vốn vẫn ở mức cao do sụt giảm xuất khẩu sau các lệnh trừng phạt của phương Tây. Thu ngân sách của Nga từ dầu khí tăng hơn 1/3 trong 10 tháng năm 2022.

    Chắc hẳn Mỹ và phương Tây đã cân nhắc thiệt hơn rất nhiều trước khi “tung đòn” giá trần dầu thô, song quyết định này có thể trở thành “con dao hai lưỡi”, một khi nó phản tác dụng. Người đứng đầu Trung tâm phát triển năng lượng Nga Kirill Melnikov cho biết, việc áp mức giá trần không có nhiều ý nghĩa, bởi lẽ các công ty Nga sẽ không chấp nhận bán dầu với giá bèo bọt. Ngược lại, điều này có thể gây áp lực làm giảm xuất khẩu dầu của Nga từ 1 đến 1,5 triệu thùng/ngày trong vài tháng tới. Khi đó, không loại trừ tình trạng khan hiếm nhiên liệu một lần nữa dẫn đến giá dầu vọt lên cao, hơn 100USD/thùng như đã từng xảy ra.

    Mộc Miên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dien-kremlin-tuyen-bo-khong-chap-nhan-viec-ap-gia-tran-len-dau-nga-a559319.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan