Điện Biên: Giảm nghèo bền vững nâng cao đời sống nhân dân Đời Sống Pháp Luật
    +Aa-
    Zalo

    Điện Biên: Giảm nghèo bền vững nâng cao đời sống nhân dân

    • Phúc HưngDSPL

    (ĐS&PL) - Theo Sở LĐ-TB & XH tỉnh Điện Biên, đến cuối năm 2023 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm xuống còn 25,68% giảm 4,6% so với năm 2022, đạt trên 116% so với kế hoạch.

    Điện Biên là tỉnh miền núi biên giới với 82,62% dân số trong tỉnh là đồng bào dân tộc thiểu số, cuộc sống của bà con còn nhiều khó khăn thiếu thốn. Do vậy, bắt tay thực hiện các mục tiêu Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ 14, nhiệm kỳ 2020-2025, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên đã nhất quán với chỉ đạo: các cấp, các ngành và mỗi cán bộ, công chức phải vào cuộc thực hiện tốt các chương trình, dự án giảm nghèo, tạo sinh kế ổn định cho người nghèo và đồng bào ở vùng sâu biên giới.

    Đồng chí Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, giám sát mô hình trồng lạc ở huyện Mường Chà, Điện Biên cuối năm 2023

    Đồng chí Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, giám sát mô hình trồng lạc ở huyện Mường Chà, Điện Biên cuối năm 2023

    Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Điện Biên được Trung ương giao tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia, giảm nghèo bền vững là hơn 2.063 tỷ đồng. Vốn thực hiện năm 2023 là trên 984 tỷ đồng. Trong đó nguồn vốn ngân sách Trung ương giao hơn 957 tỷ đồng, ngân sách địa phương trên 27 tỷ đồng, nguồn vốn huy động khác là 450 triệu đồng, để triển khai 7 dự án bao gồm: Dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất; phát triển giáo dục nghề nghiệp....

    Phát triển mô hình nuôi bò - Hướng đi giảm nghèo bền vững ở tỉnh Điện Biên

    Phát triển mô hình nuôi bò - Hướng đi giảm nghèo bền vững ở tỉnh Điện Biên

    Theo tinh thần đó, ngay khi bắt đầu triển khai thực hiện Nghị quyết số 24/2021/QH15 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025; Nghị định số 27/2022/NĐ-CP (19/4/2022) của Chính phủ về quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg (18/01/2022) của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 cùng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên đã ban hành 13 văn bản quy phạm, pháp luật (trong đó Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành 7 nghị quyết; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành 6 quyết định) quy định cụ thể để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.

    Để việc chỉ đạo thực hiện các nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 được xuyên suốt, thống nhất, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên đã ban hành Quyết định số 3387/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 thành lập Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 gồm 38 thành viên; trong đó đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng Ban Chỉ đạo.

    Ở cấp huyện, 10/10 huyện, thị xã, thành phố thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện làm trưởng ban chỉ đạo. Việc xây dựng quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo; phân công nhiệm vụ cụ thể cho thành viên Ban Chỉ đạo phụ trách tới từng địa bàn.

    Tương tự với cấp xã cũng thành lập Ban Quản lý thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã làm trưởng ban, có quy chế hoạt động, phân giao nhiệm vụ cụ thể từng thành viên, tổ chức đoàn thể phụ trách, giúp đỡ từng thôn, bản.

    Ông Nguyễn Thanh Sơn, Giám đốc Sở Lao động -Thương binh và Xã hội Điện Biên, cho biết, triển khai thực hiện các chương trình giảm nghèo 7 huyện thuộc nhóm huyện nghèo được Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt tại Quyết định 353/QĐ-TTg ngày 15/3/2022, gồm: Điện Biên Đông, Mường Ảng, Tuần Giáo, Tủa Chùa, Mường Chà, Mường Nhé, Nậm Pồ đã tăng cường huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, nhất là vốn Chương trình giảm nghèo bền vững để hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân.

    Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, đến nay, 100% huyện nghèo của Điện Biên đều được hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội liên kết vùng, phục vụ dân sinh.

    Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Điện Biên cùng các cơ quan ban ngành thực hiện kiểm tra, giám sát tại huyện Tuần Giáo

    Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Điện Biên cùng các cơ quan ban ngành thực hiện kiểm tra, giám sát tại huyện Tuần Giáo

    Theo đánh giá của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Điện Biên - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh, đến cuối năm 2023, Điện Biên đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ được giao tại các quyết định của Thủ tướng Chính phủ và văn bản quy định, hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương. Qua đó, các sở, ban, ngành tỉnh và địa phương có căn cứ tổ chức triển khai các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

    Đánh giá chung kết quả triển khai Chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh, ông Lê Thành Đô, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên cho hay, giai đoạn 2021 - 2023 là những năm đầu giai đoạn thực hiện Chương trình, song với quyết tâm cao, tỉnh Điện Biên đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác giảm nghèo và chính sách an sinh xã hội tập trung hoàn thành cơ bản cơ chế, chính sách, hệ thống văn bản chỉ đạo, quản lý tổ chức thực hiện Chương trình.

    Cùng với sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của hộ nghèo, các đối tượng yếu thế, tỷ lệ hộ nghèo tại Điện Biên đã giảm rõ rệt. Đến cuối năm 2023 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm xuống còn 25,68% giảm 4,6% so với năm 2022, đạt trên 116% so với kế hoạch. Trong đó, tại các huyện nghèo, tỷ lệ hộ nghèo  giảm 6,73% so với năm 2022, đạt trên 122% so với  kế hoạch. Những kết quả đó đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh và giữ vững trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

    Trong giai đoạn 2021-2025, Điện Biên phấn đấu mỗi năm giảm từ 4% trở lên tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều; trong đó, các huyện nghèo giảm trung bình từ 5,5% trở lên; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS giảm bình quân từ 5% trở lên. Năm 2025, tỉnh có 2 huyện thoát nghèo; tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 18,9%.

    Phát huy kết quả đã đạt được, để công tác giảm nghèo đạt hiệu quả cao, thời gian tới cấp ủy, chính quyền các địa phương, hệ thống chính trị của tỉnh Điện Biên sẽ tiếp tục chú trọng tuyên truyền về công tác giảm nghèo bền vững và khơi dậy ý chí tự lực vươn lên thoát nghèo. Đồng thời, tăng cường huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, nhất là vốn Chương trình giảm nghèo bền vững để hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/ien-bien-giam-ngheo-ben-vung-nang-cao-oi-song-nhan-dan-a426607.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả

    Bổ ích

    Xúc động

    Sáng tạo

    Độc đáo
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin cùng chuyên mục
    Nổi bật trong ngày