Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo đến hết tháng 7/2023, hai trường Đại học Kinh tế TP.HCM và Đại học Anh Quốc Việt Nam đã gia nhập danh sách các trường đạt chuẩn chất lượng giáo dục quốc tế, nâng tổng số lên 9 trường.
7 trường còn lại đã được công nhận từ năm 2022, bao gồm: Đại học Bách khoa TP.HCM, Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Xây dựng, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, Đại học Tôn Đức Thắng và Đại học Quốc tế (thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM).
TT | Trường | Tên tổ chức đánh giá và kiểm định |
1 | Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) | HCERES/AUN-QA |
2 | Trường Đại học Bách khoa (Đại học Đà Nẵng) | HCERES |
3 | Đại học Bách khoa Hà Nội | HCERES |
4 | Trường Đại học Xây dựng | HCERES |
5 | Trường Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) | AUN-QA |
6 | Trường Đại học Tôn Đức Thắng | HCERES |
7 | Trường Đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TP.HCM) | AUN-QA |
8 | Trường Đại học Kinh tế TP.HCM | FIBAA |
9 | Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) | QAA |
Các trường đại học đạt chuẩn chất lượng giáo dục quốc tế đã được đánh giá bởi 4 tổ chức uy tín trên thế giới, bao gồm:
HCERES: Hội đồng cấp cao về đánh giá nghiên cứu và giáo dục đại học Pháp.
AUN-QA: Mạng lưới Đảm bảo chất lượng các trường đại học ASEAN.
FIBAA: Quỹ Kiểm định các chương trình Quản trị kinh doanh quốc tế.
QAA: Cơ quan đảm bảo chất lượng giáo dục đại học ở Vương quốc Anh.
Các trường này đã đáp ứng các tiêu chí khắt khe của các tổ chức trên, khẳng định chất lượng đào tạo đạt chuẩn quốc tế.