+Aa-
    Zalo

    Điểm chuẩn đại học 2021: Nhiều ngành tăng đột biến, kỷ lục tăng tới 9 điểm

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Điểm chuẩn đại học 2021 có những ngành đã tăng đến 9 điểm, mức tăng từ 2- 4 điểm cũng không ít. Điều này không gây bất ngờ bởi đề thi tốt nghiệp THPT năm nay được xem là 'dễ thở' hơn so với những năm trước.

    Điểm chuẩn đại học 2021: Nhiều ngành tăng đột biến, kỷ lục tăng tới 9 điểm.


    Điểm chuẩn đại học 2021 có những ngành đã tăng đến 9 điểm, mức tăng từ 2- 4 điểm cũng không ít. Điều này không gây bất ngờ bởi đề thi tốt nghiệp THPT năm nay được xem là 'dễ thở' hơn so với những năm trước.


    Tính đến 22h ngày 15/9, cả nước đã có khoảng 60 trường công bố điểm chuẩn trúng tuyển sau khi kết thúc quy trình lọc ảo. Như những dự đoán trước đó dựa trên phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021, điểm chuẩn đại học năm nay của nhiều trường tăng mạnh so với năm ngoái, đặc biệt với các trường top giữa và top dưới.

    f1
    Điểm chuẩn đại học 2021: Nhiều ngành tăng đột biến.


    Tăng mạnh nhất là trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, khi có ngành tăng tới 9 điểm so với năm 2020. Cụ thể, là ngành Luật, nếu năm 2020 có điểm chuẩn là 15 thì năm nay tăng lên 24 điểm.


    Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP. Hồ Chí Minh cũng có ngành tăng tới 4,25 điểm, là nhóm ngành Toán học, Toán tin, Toán ứng dụng (tăng vọt từ 16,1 năm 2019 lên 20 điểm năm 2020 và năm nay điểm chuẩn tăng lên 24,35).
    Với các trường top đầu, điểm chuẩn cũng tăng từ 0,5-1 điểm ở một số ngành.


    Trường Đại học Ngoại thương cũng có điểm chuẩn năm 2021 tăng khoảng 0,5 -1 điểm so với năm 2020, tùy từng ngành.


    Tại trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh, điểm chuẩn các ngành tăng từ 1-4,5 điểm so với năm ngoái. Trong đó, ngành Quản trị khách sạn có mức tăng nhiều nhất với 4,5 điểm so với năm 2020.


    Ông Phạm Thái Sơn, Giám đốc tuyển sinh nhà trường cho rằng điểm chuẩn năm nay tăng là điều dễ lý giải bởi điểm thi tốt nghiệp THPT đã cao sẵn. Về phổ điểm, phần lớn tổng điểm 3 môn xét tuyển nằm trong khoảng từ 20 đến 25 điểm. Do vậy, các ngành có mức 18-19 các năm trước thì nay tăng thêm 2-3 điểm không có gì bất ngờ.


    Người từng mắc Covid-19 có nguy cơ tái nhiễm sau bao lâu?


    Những người từng mắc Covid-19 sẽ có khả năng miễn dịch tự nhiên sau khi tiếp xúc với virus SARS-CoV-2. Trong giai đoạn phục hồi, hệ miễn dịch tích cực tiêu diệt tận gốc virus, ghi nhớ các dấu vết của mầm bệnh, giúp tạo ra các kháng thể cần thiết để ngăn ngừa cơ thể khỏi bị nhiễm Covid-19 trong tương lai.


    Khả năng miễn dịch và phản ứng kháng thể có xu hướng giảm xuống sau một thời gian. Tuy nhiên, mức độ giảm như thế nào vẫn chưa rõ ràng.

    f2
    Khả năng miễn dịch tự nhiên vẫn ở mức cao nhất trong 3-5 tháng sau khi khỏi bệnh rồi bắt đầu giảm xuống.


    Theo những phát hiện trước đây, khả năng miễn dịch tự nhiên vẫn ở mức cao nhất trong 3-5 tháng sau khi khỏi bệnh rồi bắt đầu giảm xuống. Số lượng kháng thể ít dần và mức độ miễn dịch thấp gây ra rủi ro.


    Trong khi đó, khả năng miễn dịch có được từ vắc xin hiệu quả trong vòng 6-9 tháng. Tuy nhiên, các biến thể virus đang trở nên thông minh hơn với khả năng vượt qua các kháng thể có được sau khi tiêm vắc xin và lây lan nhanh tới các cơ quan.


    Dù vậy, vẫn có nghiên cứu chỉ ra khả năng miễn dịch tự nhiên đối với Covid-19 có thể tốt hơn và lâu dài hơn dự đoán, bảo vệ cơ thể chúng ta mạnh hơn một số loại vắc xin.


    Theo các nhà khoa học Israel, những người đã được tiêm vắc xin Pfizer (loại vắc xin được đánh giá tốt nhất hiện nay) có nhiều khả năng bị nhiễm Covid-19 có triệu chứng hơn những người có miễn dịch tự nhiên. Thống kê dựa trên số liệu thực tế của hàng chục nghìn tình nguyện viên.


    Thế giới cần chuẩn bị đối phó với dịch COVID-19 ở cấp độ lớn hơn.


    Các chuyên gia cảnh báo từ nay đến cuối năm, thế giới cần chuẩn bị đối phó với dịch COVID-19 ở cấp độ lớn hơn những gì đã diễn ra.

    f3
    Theo các chuyên gia, thế giới rất dễ chứng kiến đợt bùng phát mới vào mùa thu và mùa đông.


    Dịch bệnh sẽ chỉ chấm dứt sau khi tất cả công dân đều thuộc diện đã nhiễm bệnh hoặc đã tiêm đủ vaccine. Theo các chuyên gia, thế giới rất dễ chứng kiến đợt bùng phát mới vào mùa thu và mùa đông.


    Vài tháng tới sẽ là khoảng thời gian khó khăn với các ổ dịch trong lớp học, trên các phương tiện công cộng và nơi làm việc, khi các nước quyết tâm đẩy nhanh tiến độ mở cửa nền kinh tế.


    Ngay cả khi tỉ lệ tiêm chủng tăng nhanh, vẫn sẽ nhóm người thuộc diện dễ bị tổn thương trước virus SARS-CoV-2, đó là trẻ sơ sinh, người không thể tiêm vaccine hoặc không muốn tiêm vaccine, người đã tiêm nhưng lại rơi vào nhiễm đột phá do suy giảm lớp bảo vệ.

     

     

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/diem-chuan-dai-hoc-2021-nhieu-nganh-tang-dot-bien-ky-luc-tang-toi-9-diem-a513380.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.