+Aa-
    Zalo

    Đĩa mềm những năm 1970 chứa... mã lệnh phóng tên lửa

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Một phần của hệ thống máy tính điều khiển phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman III lại "dựa dẫm" vào dữ liệu chứa trên các đĩa mềm 8-inch.

    Công bố gây sốc từ Đài truyền hình CBS cho thấy một phần của hệ thống máy tính điều khiển phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman III lại "dựa dẫm" vào dữ liệu chứa trên các đĩa mềm 8-inch.

    Theo Wikipedia, loại đĩa mềm (floppy disk) 8-inch được IBM phát triển năm 1971 để lưu trữ dữ liệu và chương trình. Năm 1976, IBM tiếp tục giới thiệu loại đĩa mềm 5-1/4-inch (133mm).

    Đến năm 1981, Sony giới thiệu loại đĩa mềm 3,5-inch (90mm), mức dung lượng đi từ 720KB lên 1,44 MB ("đĩa mê tư", cách gọi quen thuộc của người dùng vi tính trước đây).

    tin tức Đĩa mềm những năm 1970 chứa... mã lệnh phóng tên lửa
    Đĩa mềm 8-inch vẫn được sử dụng và đóng vai trò quan trọng trong Trung tâm quản lý hệ thống phóng tên lửa đạn đạo của không quân Mỹ

    Đĩa mềm 8-inch được nhiều công ty sử dụng như giải pháp lưu trữ và trao đổi dữ liệu trong những năm 1970 - 1980.

    Các loại đĩa mềm phục vụ người dùng máy tính mãi đến năm 2000, chúng dần "xóa sổ" khi đĩa CD ra đời và kế đến là DVD và ổ lưu trữ USB.

    Cứ ngỡ chúng đã "tuyệt chủng" do các hãng sản xuất như Mitsumi, Sony, HP, Atari, Verbatim, Maxell, NEC, Highland, IBM... đã ngừng sản xuất.

    Tuy nhiên, chúng vẫn đóng vai trò quan trọng trong hệ thống điều khiển tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman III của không quân Hoa Kỳ.

    "Hầu hết các quân nhân trẻ tại trung tâm điều khiển phóng tên lửa chưa bao giờ thấy một chiếc đĩa mềm cho đến khi họ trở thành "người tên lửa" (người điều khiển hệ thống tên lửa)".

    Trong chương trình 60 phút do Đài CBS thực hiện, các binh sĩ thuộc không quân Hoa Kỳ sử dụng đĩa mềm 8-inch với máy tính quản lý Mạng lưới điều khiển kỹ thuật số phòng không chiến lược (SACDIN). Đây là một hệ thống liên lạc có thể phát lệnh đến các lực lượng tên lửa Mỹ.

    "Một vài năm trước, chúng tôi đã phân tích toàn diện hệ thống mạng của mình. Các kỹ sư công nghệ nhận ra hệ thống cực kỳ an toàn và cực kỳ bảo mật theo cách nó được phát triển", thiếu tướng Jack Weinstein trả lời phỏng vấn chương trình 60 phút do Đài CBS thực hiện tại Trung tâm điều khiển phóng tên lửa (LCC) thuộc không quân Mỹ đóng tại Wyoming.

    Năm ngoái, không quân Hoa Kỳ nghiên cứu cập nhật các hệ thống điều khiển tên lửa trên mặt đất, đưa ra chi phí dự toán chi tiêu 19 triệu USD trong năm nay. Quân đội đã yêu cầu chi tiếp 600 triệu USD trong năm tới cho những cải tiến mới.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dia-mem-nhung-nam-1970-chua-ma-lenh-phong-ten-lua-a31721.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan