+Aa-
    Zalo

    Di chuyển trên đường bằng xe đạp sau khi nhậu Tết, có lo bị phạt nồng độ cồn?

    (ĐS&PL) - Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện cũng sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật nếu có nồng độ cồn vượt quá mức quy định.

    Theo thông tin trên VTC News, người điều khiển xe đạp tham gia giao thông là đối tượng bị thổi nồng độ cồn theo quy định pháp luật. Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định người đi xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện cũng sẽ bị thổi nồng độ cồn như các loại xe máy và ô tô.

    di chuyen tren duong bang xe dap sau khi nhau tet co lo bi phat nong do con
    Người đi xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện cũng sẽ bị thổi nồng độ cồn như các loại xe máy và ô tô. Ảnh minh họa: VTC News

    Cụ thể, tại điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

    - Phạt tiền từ 80.000 - 100.000 đồng khi người đi xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50mg/100ml máu hay chưa có 0,25mg/lít khí thở.

    - Phạt tiền từ 200.000 - 300.000 đồng khi người đi xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện có nồng độ cồn vượt quá mức 50 - 80mg/100ml máu hay vượt quá 0,25 - 0,4mg/lít khí thở.

    - Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng khi người đi xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện trong máu, trong hơi thở có chứa nồng độ cồn vượt quá mức 80mg/100ml máu hay vượt quá 0,4mg/lít khí thở.

    Trường hợp người điều khiển phương tiện cố tình không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ, hoặc có hành vi chống đối thì bị phạt tiền ở mức cao nhất, đồng thời có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội như: Chống người thi hành công vụ, Gây rối trật tự công cộng…, theo thông tin trên Người Đưa Tin Pháp Luật.

    XEM THÊM: Chi tiết các quy định về thực hiện nghĩa vụ quân sự năm 2024

    Bên cạnh đó, căn cứ Khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm, để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm.

    Đinh Kim(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/di-chuyen-tren-duong-bang-xe-dap-sau-khi-nhau-tet-co-lo-bi-phat-nong-do-con-a609701.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Thủ tướng yêu cầu tập trung xử lý vi phạm về nồng độ cồn, chạy quá tốc độ quy định dịp Tết

    Thủ tướng yêu cầu tập trung xử lý vi phạm về nồng độ cồn, chạy quá tốc độ quy định dịp Tết

    Để phòng ngừa tai nạn giao thông và giữ gìn trật tự an toàn giao thông phục vụ nhân dân cả nước đón Tết và các Lễ hội bảo đảm an toàn, an ninh, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công an quyết liệt chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người tham gia giao thông nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông.