Xơ phổi hậu Covid là gì? Có nguy hiểm không?
Xơ phổi là tình trạng các nhu mô phổi bị tổn thương, dày lên, xơ hóa, cứng lại vì mất đi tính đàn hồi và giảm chức năng hô hấp, khiến phổi giãn nở kém, khó hoạt động bình thường. Đây là một trong những biến chứng dai dẳng hậu Covid. Tình trạng này gây ảnh hưởng lớn đến khả năng lao động, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
“Xơ phổi có nguy hiểm không?” có lẽ là thắc mắc của nhiều người bệnh sau khi khỏi Covid. Xơ phổi có thể phục hồi dần nếu người bệnh áp dụng biện pháp điều trị phù hợp và kịp thời.
Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan và để bệnh tiến triển sẽ gây ra tình trạng xơ phổi nặng, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:
- Gây cục máu đông trong phổi, xẹp phổi hoặc nhiễm trùng phổi, ung thư phổi, tăng huyết áp động mạch phổi, chức năng hô hấp bị ảnh hưởng khiến bệnh nhân có thể giảm sâu mức oxy trong máu.
- Càng kéo dài càng gây tổn thương nặng cho nhiều cơ quan, đặc biệt là não bộ và tim mạch.
Đối tượng nguy cơ mắc xơ phổi hậu Covid
Không phải ai mắc Covid cũng gặp di chứng xơ phổi mà bệnh thường xảy ra ở những đối tượng sau:
- Người bị viêm phổi nặng ở đợt bệnh Covid-19 cấp, đặc biệt là trường hợp mắc hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển.
- Người bệnh thở máy với áp lực dương, cần điều trị ECMO với thời gian nằm viện lâu dài.
- Người mắc Covid-19 tiến triển nặng, có nồng độ cytokine tiền viêm trong máu cao.
Ngoài những trường hợp trên có liên quan đến Covid, một số trường hợp sau cũng tiềm ẩn nguy cơ cao mắc phải tình trạng xơ phổi: Người có sẵn tổn thương phổi; Người lớn tuổi và đang mắc bệnh nền như đái tháo đường,...; Người thường xuyên hút thuốc lá hay lạm dụng rượu bia.
Làm sao để nhận biết mắc xơ phổi hậu Covid?
Xơ phổi hậu Covid gây ra những tổn thương, xơ hóa tại phổi, làm giảm khả năng đàn hồi của phổi, từ đó gây ra tình trạng thiếu oxy của cơ thể và kèm theo những triệu chứng của bệnh.
Các triệu chứng ban đầu của xơ phổi hậu Covid thường biểu hiện tương đối nhẹ. Nếu người bệnh không có biện pháp điều trị phù hợp, bệnh kéo dài sẽ xuất hiện các triệu chứng rõ ràng như:
- Ho kéo dài, có thể ho ra máu.
- Khó thở hụt hơi kéo dài, đặc biệt sau khi ho, tập thể dục hoặc vận động gắng sức.
- Người luôn có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, sụt cân.
- Nhức đầu.
- Đau tức ngực, đầu ngón tay bị tím tái do thiếu oxy.
Bên cạnh đó, khi khám tại cơ sở y tế, người bệnh sẽ có một số dấu hiệu cận lâm sàng sau:
- Chụp CT scan ngực: Cho thấy hình ảnh xơ phổi với các dải xơ, giãn phế quản co kéo, hình ảnh lưới, các vách tiểu thùy dày lên,... Khi kết hợp hình ảnh chụp CT scan và X-quang sẽ cho thấy mức độ tổn thương của phổi do xơ hóa.
- Đo chức năng hô hấp: Giảm thể tích phổi và giảm độ khuếch tán ở phổi khi đo DLCO.
- Sinh thiết phổi: Khi thực hiện sinh thiết một mẫu nhỏ mô phổi được lấy từ bên trong cơ thể sẽ cho thấy sự tăng sinh tế bào tạo sợi và lắng đọng collagen.
Vì sao xảy ra xơ phổi hậu Covid?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng xơ phổi như: Tuổi tác, giới tính, người thường xuyên hút thuốc lá hay tiếp xúc với môi trường ô nhiễm,... Tuy nhiên, đây chỉ là những tác nhân khiến người bệnh có nguy cơ cao mắc xơ phổi hậu Covid. Vậy nguyên nhân chính gây ra tình trạng xơ phổi hậu Covid là gì?
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng xơ phổi là do tái cấu trúc nhu mô phổi và tái cấu trúc tại các túi khí. Quá trình tái cấu trúc này xảy ra do sự lắng đọng bất thường của các protein (collagen type I) ở nhu mô phổi. Không những vậy, tình trạng này diễn ra còn do sự tăng sinh tế bào, tái cấu trúc nhu mô phổi.
Giải pháp cải thiện xơ phổi hậu Covid nhờ hoạt chất Fibrolysin
Mục đích điều trị xơ phổi hậu Covid là tác động được cùng lúc cả 2 nguyên nhân chính gây ra bệnh là: Sự tăng sinh tế bào mô phổi nằm xung quanh các túi khí và sự lắng đọng bất thường của các protein (collagen typ I) ở nhu mô phổi, phế nang. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có phác đồ điều trị xơ phổi hậu Covid.
Chính vì vậy, để cải thiện tình trạng xơ phổi, cần tác động vào quá trình tái cấu trúc tại nhu mô phổi và tái cấu trúc tại các túi khí. Thật may mắn, mới đây, một nghiên cứu vào tháng 3 năm 2021 về “Kẽm salicylate - Methylsulfonylmethane làm giảm quá trình tái cấu trúc tế bào cơ trơn đường thở, nguyên nhân gây xơ phổi” đã mở ra hy vọng mới cho việc giải quyết vấn đề xơ phổi hậu Covid. Nghiên cứu đã chứng minh rằng:
- Sự phối hợp chặt chẽ của kẽm salicylate và methylsulfonylmethane có tác dụng ức chế đồng thời cả hai quá trình gây ra tái cấu trúc mô phổi, xơ phổi, đó là tăng sinh và lắng đọng collagen type I tại nhu mô phổi, phế nang.
- Kẽm salicylate được kết hợp với methylsulfonylmethane (MSM) để cải thiện tác dụng có lợi của muối kẽm. MSM đã được chứng minh giúp làm giảm căng thẳng oxy hóa tế bào.
Và tại Việt Nam, sự phối hợp của kẽm và methylsulfonylmethane được đăng ký độc quyền với tên gọi Fibrolysin (Fibro có nghĩa là xơ, lysis có nghĩa là tiêu hủy, Fibrolysin có nghĩa là tiêu hủy tổ chức xơ tại phổi). Hợp chất này đã được TS.BS Hoàng Xuân Ba (Đại học Y khoa Keck, thuộc Đại học Nam California, Mỹ) nghiên cứu và đánh giá:
“Fibrolysin có tác dụng đảo ngược hiện tượng tái cấu trúc và xơ hóa đường thở, nhu mô phổi, giúp chống viêm từ gốc, chống oxy hóa và ổn định chuyển hóa năng lượng tại ty lạp thể của các tế bào cũng như tăng cường chức năng bảo vệ của hệ miễn dịch và niêm mạc của đường hô hấp”.
Vì vậy, người bệnh nên sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính từ Fibrolysin để cải thiện các triệu chứng: Khó thở, ho, mệt mỏi kéo dài của xơ phổi nói chung và xơ phổi hậu Covid nói riêng. Không những vậy, sản phẩm này còn có sự kết hợp của các thảo dược thiên nhiên như xạ can, xạ đen, bán biên liên, tạo giác, nhũ hương,... giúp phục hồi chức năng, nâng cao hệ miễn dịch của phổi.
Trên đây là những thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi “di chứng xơ phổi hậu Covid có nguy hiểm không”. Bên cạnh đó, để cải thiện xơ phổi hậu Covid và ngăn ngừa bệnh tiến triển xấu, bạn hãy sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính Fibrolysin - hỗn hợp của kẽm và methylsulfonylmethane mỗi ngày.
Anh Thư
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh