+Aa-
    Zalo

    Đêm nay, Việt Nam đón cực đại mưa sao băng "rồng lửa", đứng ở đâu xem rõ nhất?

    (ĐS&PL) - Mưa sao băng Draconids phun ra từ chòm sao Thiên Long (Draco) hình con rồng sẽ đạt cực đại vào tối ngày 8, rạng sáng 9/10.

    Sáng 8/10, báo Người lao động dẫn thông tin kết quả định vị tại TP.HCM bằng công cụ của trang Time and Date, mưa sao băng Draconids phun ra từ chòm sao Thiên Long (Draco) hình con rồng sẽ đạt cực đại vào tối ngày 8, rạng sáng 9/10.

    Để ngắm mưa sao băng, bạn không cần bất cứ phương tiện chuyên dụng nào vì các ngôi sao băng có thể nhìn bằng mắt thường.

    Tuy vậy, để quan sát rõ hơn, bạn nên để mắt mình làm quen với bóng tối khoảng 15-20 phút, tìm một không gian thoáng đãng để ngắm nhìn bầu trời và hy vọng trời sẽ đẹp.

    Tối ngày 8, rạng sáng 9/10, Việt Nam đón cực đại mưa sao băng "rồng lửa". Ảnh minh họa

    Tối ngày 8, rạng sáng 9/10, Việt Nam đón cực đại mưa sao băng "rồng lửa". Ảnh minh họa 

    Báo Sức khỏe & Đời sống dẫn lời ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam cho biết, mưa sao băng là hiện tượng quang học xảy ra khi nhiều sao băng xuất hiện cùng lúc hoặc liên tiếp với điểm xuất phát chung trên bầu trời.

    Mưa sao băng bắt nguồn từ đám mảnh vụn gồm rất nhiều thiên thạch trên quỹ đạo Trái Đất, thường là phần sót lại của các tiểu hành tinh hay sao chổi khi chúng đi qua qũy đạo hành tinh.

    Những đám thiên thạch này thường chứa nhiều thiên thạch, không đi toàn bộ vào khí quyển Trái Đất trong một lần hành tinh của chúng ta đi qua khu vực của chúng. Do đó hầu hết mưa sao băng là hiện tượng diễn ra hàng năm theo định kỳ.

    Mưa sao băng thường kéo dài nhiều ngày, nhưng chỉ có một khoảng cực điểm ngắn. Tại cực điểm, một mưa sao băng có thể cho phép người quan sát nhìn thấy từ 10 đến hơn 100 sao băng (hoặc hơn) mỗi giờ (tuỳ thuộc vào mưa sao băng lớn hay nhỏ).

    Đặc biệt đã có một số mưa sao băng đặc biệt lớn với mật độ hàng nghìn hay thậm chí hàng chục nghìn sao băng mỗi giờ từng được ghi nhận, được gọi là các trận bão sao băng (meteor storm).

    Đáng chú ý, sao băng và mưa sao băng chỉ có thể quan sát vào ban đêm, mặc dù ban ngày các thiên thạch vẫn lao vào khí quyển Trái Đất nhưng chúng quá mờ nhạt so với ánh sáng Mặt Trời.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/em-nay-viet-nam-on-cuc-ai-mua-sao-bang-rong-lua-ung-o-au-xem-ro-nhat-a471052.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan