+Aa-
    Zalo

    Đề xuất xe đưa đón học sinh phải sơn màu vàng đậm, có còi báo động khi trẻ bị bỏ quên

    (ĐS&PL) - Bộ GTVT đang lấy ý kiến về dự thảo mới đối với ô tô, trong đó có quy định chi tiết về màu xe, cách nhận diện và các trang bị trên xe ô tô chở học sinh.

    Theo báo Tuổi Trẻ, ngoài những yêu cầu chung về chất lượng, an toàn kỹ thuật, xe chở học sinh được phân biệt bằng màu sơn vàng đậm, có biển báo dấu hiệu nhận biết và có hệ thống cảnh báo khi học sinh bị bỏ quên trên xe.

    Đó là một trong những yêu cầu riêng với xe chở học sinh được quy định tại dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô, đang được Bộ Giao thông vận tải lấy ý kiến góp ý.

    de xuat xe dua don hoc sinh phai son mau vang dam co coi bao dong khi tre bi bo quen
    Xe đưa đón học sinh được đề xuất một số quy chuẩn kỹ thuật mới. (Ảnh minh họa)

    Cụ thể, dự thảo quy chuẩn quy định những yêu cầu riêng đối với xe chở học sinh như sau:

    Xe chở học sinh phải quy định được thống nhất một màu vàng đậm phủ bên ngoài thân xe. Mặt trước và cạnh hai bên xe phía trên cửa sổ phải có biển báo dấu hiệu nhận biết là xe buýt trường học. Mặt sau xe phải có biển báo hiệu dừng đỗ, biển cảnh báo các phương tiện khác không được vượt xe buýt đang đỗ ở bến để đón, trả học sinh.

    Xe chở học sinh phải được trang bị thiết bị quan sát toàn bộ khu vực hành khách thông qua gương chiếu hậu bên trong và hệ thống camera giám sát bên trong để giám sát hành vi của lái xe, hành vi của giám hộ học sinh, hành vi của học sinh trên xe. Camera bên ngoài để giám sát tình trạng phía ngoài cửa lên xuống trước khi đón trả học sinh. Các thiết bị phải trang bị hệ thống ghi nhớ và xử lý thông tin lái xe.

    Xe chở học sinh có hệ thống còi báo động, âm thanh khẩn cấp hoặc liên lạc trực tiếp đến lái xe hoặc người quản lý học sinh để cảnh báo khi có học sinh bị bỏ quên trên xe thời gian không quá 15 phút.

    Ghế ngồi của học sinh không được bố trí thuộc hàng ghế đầu tiên cùng với hàng ghế người lái xe; ghế ngồi từ hàng thứ hai trở đi được trang bị loại dây đai an toàn hai điểm.

    Không được có các lỗ ở bên trong và bên ngoài xe, các chỗ lồi, lõm, các góc sắc nhọn, các khuyết tật để có thể dễ dàng lọt vào ngón tay của trẻ em và có thể gây thương tích cho học sinh.

    Xe chở học sinh phải lắp đặt ít nhất một bộ sơ cứu được đánh dấu rõ ràng bằng ký hiệu quốc tế và công tắc cảnh báo khẩn cấp trong các trường hợp đặc biệt. Công tắc này phải được lắp ở các vị trí dễ quan sát và dễ dàng sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp.

    Xe chở học sinh phải được trang bị bình chữa cháy để đề phòng trường hợp hỏa hoạn. Vị trí lắp đặt của bình chữa cháy cần được đánh dấu rõ ràng và dễ dàng tiếp cận trong trường hợp khẩn cấp. Khoang hành khách phải được bố trí ít nhất một bình chữa cháy có khối lượng ít nhất 2kg gần chỗ ngồi của quản lý học sinh và một bình gần chỗ ngồi của lái xe.

    Không sử dụng xe buýt 2 tầng và xe buýt có khớp nối ở giữa làm xe chở học sinh. Xe chở học phải được trang bị thiết bị giới hạn tốc độ không vượt quá 80km/h. Với xe chở học sinh mẫu giáo, số lượng học sinh không quá 45 người; xe đưa đón học sinh tiểu học, trung học cơ sở số lượng học sinh tối đa không quá 56 người.

    Nên làm dù tốn kém hơn

    Chia sẻ trên báo VietNamNet, TS. Nguyễn Văn Hòa, người sáng lập hệ thống trường Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận Cầu Giấy, Hà Nội) hoàn toàn ủng hộ đề xuất của Bộ GTVT và cho biết tại nhiều nước, ô tô chở học sinh có hình dạng khác biệt, nhìn thấy ngay.

    de xuat xe dua don hoc sinh phai son mau vang dam co coi bao dong khi tre bi bo quen 2
    Dự thảo quy định chi tiết về xe chở học sinh. Ảnh: Pháp luật TP.HCM

    Ở Việt Nam do nhiều yếu tố chưa thể có được những xe như thế thì việc sử dụng màu sơn cho các xe thông dụng cũng là cách để nhận dạng xe chở học sinh. 

    Tôi e rằng những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xe đưa đón học sinh chưa chắc sẽ ủng hộ đề xuất này. Nhưng để phục vụ cho các nhà trường, đặc biệt cho học sinh, tôi mong muốn nó phải chuyên nghiệp. Do đó tôi ủng hộ phương án này, dù tốn kém hơn một chút nhưng nên làm”,  TS. Nguyễn Văn Hòa bày tỏ.

    Theo TS. Nguyễn Văn Hòa, việc xe chở học sinh có màu sơn riêng sẽ rất thuận lợi trong quá trình lưu thông, nếu xảy ra sự cố sẽ nhận được hỗ trợ. Đặc biệt, ông rất đồng tình với quy định bắt buộc phải có hệ thống còi báo động, âm thanh khẩn cấp khi có học sinh bị bỏ quên trên xe trong thời gian không quá 15 phút.

    Trong khi đó, một doanh nghiệp vận tải lại cho rằng, nếu bắt buộc xe chở học sinh phải có màu sơn riêng sẽ gây tốn kém cho doanh nghiệp khi phải đi đăng ký lại để đổi màu sơn.

    Ngoài ra, hiện nay, ngoài thời gian chở học sinh nhiều xe vẫn được sử dụng cho những công việc khác. Nếu quy định này được thông qua thì xe chở học sinh sẽ chỉ được phục vụ các cháu mà không thể 'tận dụng' làm việc khác. Như thế, chi phí cho gia đình học sinh sẽ tăng lên. 

    Hoạt động đưa đón học sinh bằng ô tô đã khá phổ biến tại các thành phố lớn ở nước ta. Thực tế, đã xảy ra một số vụ học sinh bị bỏ quên trên ô tô đưa đón, trong đó có trường hợp trẻ không được phát hiện kịp thời. Tuy nhiên, hiện tại chưa có quy chuẩn dành riêng cho xe đưa đón học sinh.  

    Thục Hiền (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/de-xuat-xe-dua-don-hoc-sinh-phai-son-mau-vang-dam-co-coi-bao-dong-khi-tre-bi-bo-quen-a607558.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Lý giải nguyên nhân xảy ra mưa đá bất thường ở Lai Châu

    Lý giải nguyên nhân xảy ra mưa đá bất thường ở Lai Châu

    Sáng 17/1, một trận mưa đá trái mùa bất ngờ xuất hiện cục bộ trên địa bàn xã Thu Lũm, huyện Mường Tè (Lai Châu). Trận mưa kéo dài khoảng 15 phút, hạt mưa đá kích cỡ bằng đầu ngón tay gây thiệt hại lớn về hoa màu cho người dân địa phương.